Tiết kiệm thứ này trong căn bếp dễ khiến bạn mắc ung thư và hàng loạt bệnh khác
Để tiết kiệm, nhiều cửa hàng, thậm chí một số gia đình đã tái sử dụng lại nhiều lần thứ này mà không biết rằng nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Nội dung1. Chọn dầu ăn cung cấp chất béo lành mạnh2. 5 tác hại cho sức khỏe của việc tái sử dụng dầu ăn3. Làm gì để giảm sử dụng dầu ăn hâm nóng?
Dầu ăn là thành phần không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình để tăng hương vị cho các món ăn. Tuy nhiên nó lại gây ra mối đe dọa không tốt cho sức khỏe khi chúng ta sử dụng lại dầu thừa.
Nhiệt độ cao và không khí là các nhân tố khiến dầu ăn biến đổi thành phần, giá trị dinh dưỡng mất đi, hình thành các chất độc gây hại. Dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần thì các chất gây hại sinh ra càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
1. Chọn dầu ăn cung cấp chất béo lành mạnh
Bác sĩ Vũ Đại Dương, chuyên khoa Dinh dưỡng (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết: Tất cả các loại dầu ăn đều không được tạo ra như nhau, vì vậy một số điều phải cân nhắc khi chọn loại dầu ăn khi nấu như công dụng, hương vị, các loại chất béo chứa trong dầu… là những điều quan trọng nhất cần phải suy nghĩ trước khi lựa chọn loại dầu ăn.
Một số người thường né tránh việc thêm chất béo vào các món ăn trong chế độ ăn uống của mình. Nhưng trên thực tế, việc thêm các loại dầu có chứa các chất béo lành mạnh cũng rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng miễn là phải điều độ, không lạm dụng dầu trong chế biến.
Dầu ăn làm tăng hương vị cho thực phẩm.
Cơ thể rất cần cung cấp các chất béo, trong khi đó các chất béo lại rất giàu calo. Vì vậy, kể cả khi đã lựa chọn những chất béo lành mạnh, cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.
Do nhu cầu năng lượng của mỗi người khác nhau nên lượng chất béo cung cấp cho cở thể mỗi ngày cũng khác nhau. Có thể là 80g, 100g hay 200g nhưng cần đảm bảo đó là chất béo lành mạnh. Và dù ăn chất béo thế nào thì tổng lượng calo mỗi ngày phải vừa đủ, tránh dư thừa calo.
Mỗi loại dầu ăn sẽ có thành phần hóa học riêng, sẽ có loại phù hợp để xào, loại để nấu hoặc loại để trộn salat. Khi nấu ăn cũng cần lưu ý điểm bốc khói của dầu, đó là gốc tự do rất nguy hiểm có thể là nguyên nhân gây ra một số căn bệnh ung thư. Trong đó, dầu càng tinh luyện thì nhiệt độ bốc khói càng cao. Và khi dầu bốc khói hoặc cháy thì chất béo lành mạnh và chất chống ôxy hóa cũng sẽ cháy theo dầu. Điều này sẽ gây hại nếu thường xuyên sử dụng dầu ăn bị đốt cháy ở nhiệt độ cao hoặc dầu ăn được chiên đi chiên lại nhiều lần.
2. 5 tác hại cho sức khỏe của việc tái sử dụng dầu ăn
2.1 Ăn dầu chiên đi chiên lại có khả năng gây bệnh ung thư
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng aldehyde, một nguyên tố độc hại được tạo ra như thế nào khi hâm nóng lại dầu. Việc nấu chín thức ăn bằng cách tái sử dụng dầu ăn cũng có thể làm tăng các gốc tự do trong cơ thể, có thể gây viêm, là nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các bệnh bao gồm béo phì, tim mạch và đái tháo đường. Tình trạng viêm nhiễm cao trong cơ thể cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng.
2.2 Làm tăng cholesterol LDL
Thực phẩm được nấu bằng dầu hun khói, đen có thể làm tăng mức LDL hoặc cholesterol xấu trong cơ thể. Mức cholesterol LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và đau ngực.
Chất béo xấu trong dầu chiên đi chiên lại có thể gay bệnh ticm mạch.
2.3 Nhiều axit hơn
Nếu cảm giác nóng rát trong dạ dày và cổ họng trở nên thường xuyên thì dầu ăn đã được hâm nóng có thể là thủ phạm gây ra nó. Tiêu thụ dầu thô có thể làm tăng nguy cơ nhiễm axit, cảm giác nóng trong dạ dày, các vấn đề về cổ họng và các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, nếu bạn có nhiều axit hơn bình thường, hãy tránh ăn đồ ăn vặt ven đường và đồ chiên rán.
2.4 Các vấn đề về da
Các gốc tự do sinh ra từ dầu thừa cũng ảnh hưởng đến da vì nó đẩy nhanh quá trình lão hóa. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một loại độc tố có tên 4-hydroxy-trans-2-nonenal (HNE) hình thành khi các loại dầu như hạt cải, ngô, đậu nành và dầu hướng dương được hâm nóng.
Cuộc khảo sát chỉ ra rằng việc tiêu thụ thực phẩm có chứa HNE từ dầu ăn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh Huntington, các rối loạn gan khác nhau và ung thư. Sau khi được hấp thụ vào cơ thể, HNE phản ứng với DNA, RNA và protein ảnh hưởng đến các quá trình tế bào cơ bản.
2.5 Ngộ độc thực phẩm
Nhiều khi dầu đã qua sử dụng không được lọc kỹ trước khi cất giữ và kết quả là có những mảnh thức ăn thừa trong đó. Nếu cùng một loại dầu không được bảo quản lạnh, nó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium boutlinum phát triển, từ đó sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm đến tính mạng.
BS Lê Thảo Nguyên - Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Quận 11 TP. Hồ Chí MinhCác nguy cơ sức khỏe khác liên quan đến việc ăn thực phẩm trong dầu ăn chiên đi chiên lại là gây ra tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát và mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch...
3. Làm gì để giảm sử dụng dầu ăn hâm nóng?
3.1 Chuyển sang thức ăn tự nấu
Thực phẩm chế biến tại nhà là loại thực phẩm tươi ngon nhất và lành mạnh nhất mà bạn có thể ăn. Nấu thức ăn ở nhà cho phép người nội trợ quyết định thành phần nào đi vào thức ăn. Từ dầu ăn đến carbs, protein, chất béo và chất xơ, thực phẩm chế biến tại nhà có thể cung cấp một chế độ ăn cân bằng hoàn hảo cần thiết để có sức khỏe tốt và giảm cân.
3.2 Nấu thức ăn với số lượng ít
Đây là một cách hiệu quả để giảm lượng dầu ăn dư thừa. Tính toán lượng thức ăn bạn cần cho một bữa ăn cụ thể để tránh lãng phí thức ăn. Nấu thức ăn tươi càng thường xuyên càng tốt. Nấu thức ăn với số lượng ít cũng có thể giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn - đây là cách thực hành quan trọng nếu bạn muốn giảm cân.
3.3 Mang theo đồ ăn tự nấu khi đi du lịch
Khi đi du lịch hoặc không có mặt ở nhà hoặc nơi làm việc, hãy mang theo thức ăn. Điều này sẽ giúp thực hiện tốt và có kiểm soát chế độ ăn nếu bạn đang kiêng hoặc giảm cân và cũng tránh ăn thức ăn có nhiều khả năng được nấu bằng dầu hâm nóng. Hoặc cũng có thể chọn thức ăn nhanh ít sử dụng dầu.
Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh như Alzheimer, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch hoặc bất kỳ căn bệnh nào khác thì việc tránh sử dụng dầu chiên đi chiên lại là việc rất cấp thiết. Vì nó sẽ góp phần làm tăng thêm tình trạng viêm trong các tình trạng vốn đã dễ viêm của cơ thể.
Nguồn: [Link nguồn]
Dù là loại bề mặt khó ưa nào trong căn bếp bạn cũng có thể làm sạch dễ dàng mà không tốn quá nhiều công sức với các mẹo nhỏ dưới đây.