Thực phẩm đông lạnh không bổ dưỡng, ăn trứng nhiều bị cholesterol và 7 sự thật không như bạn nghĩ
Một số loại thực phẩm rõ ràng là rất bổ dưỡng và có lợi cho cơ thể, nhưng vì một số hiểu lầm mà mọi người tránh không ăn.
Theo trang Aboluowang, mọi thứ đều có 2 mặt và thức ăn cũng vậy, nó có thể giúp cơ thể khỏe mạnh nhưng cũng gây ra những tổn thương không mong muốn. Vì vậy, điều quan trọng nhất là chúng ta hãy hiểu đúng về những loại thực phẩm muốn ăn, bác bỏ những tin đồn không đúng, từ đó lựa thông minh các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
1. Thực phẩm đông lạnh nhanh không bổ dưỡng?
Để thuận tiện, một số người tích trữ rất nhiều thực phẩm đông lạnh, trong khi số khác thích đồ tươi. Họ nghĩ rằng thực phẩm đông lạnh có thời hạn sử dụng vài tháng, rất ngắn, nhưng thực tế lại trái ngược với những gì họ nghĩ.
Ảnh: Tespruceeats
Thực phẩm đông lạnh nhanh khác với những gì chúng ta đặt trong ngăn đông tủ lạnh để đông từ từ. Đông lạnh nhanh thực tế là một quá trình đóng băng thực phẩm trong -18 độ, với thời gian cực kỳ ngắn. Bởi nhiệt độ giảm nhanh, không chỉ giữ lại dinh dưỡng và hương vị tốt mà còn ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
2. Thực phẩm đông lạnh nhanh chứa chất bảo quản?
Đông lạnh nhanh là đóng băng thực phẩm tươi để kéo dài thời hạn sử dụng mà không cần thêm bất kỳ chất bảo quản nào. Làm lạnh nhanh có thể ức chế sự phát triển của vi sinh vật, giữ cho hoạt động của các enzyme sinh học ở nhiệt độ thấp, ức chế hiệu quả khả năng phân hủy protein và chất béo và ngăn không cho thức ăn bị hỏng. Do đó, sau khi đông lạnh nhanh một số loại thịt và thủy sản, thời hạn sử dụng sẽ được kéo dài và các chất dinh dưỡng không bị mất.
Ảnh: istockphoto
Lưu ý rằng, bởi vì đông lạnh nhanh và bảo quản lạnh chỉ ngăn chặn các phản ứng sinh hóa và sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm nhưng không giết chết vi khuẩn. Nếu thức ăn được rã đông nhiều lần, vi khuẩn sẽ tích tụ trong đó tăng dần, ăn vào có thể gây tiêu chảy và đau bụng.
3. Ăn trứng nhiều sẽ khiến cho lượng cholesterol cao?
Nhiều người trung niên và người cao tuổi nghĩ rằng cholesterol trong lòng đỏ trứng rất cao, nếu ăn vào sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng cao hơn.
Ảnh: Muscleprodigy
Thực tế, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ không thấp. 1 lòng đỏ chứa 0,23g cholesterol. Tuy nhiên, nó thấp hơn mức khuyến cáo tiêu thụ hằng ngày là 0,3g. Trong trứng có chứa nhiều axit amin thiết yếu, có thể giúp cải thiện mức cholesterol tốt và tăng độ nhạy cảm của insulin, rất hữu ích cho việc điều chỉnh mức cholesterol trong huyết tương .
Trứng là tốt hay xấu cho cơ thể con người, chìa khóa là kiểm soát số lượng ăn. Người khỏe mạnh thì dù ăn 1 quả mỗi ngày cũng không sao, nhưng đối với người có lipit trong máu cao thì hạn chế ăn, mỗi lần ăn chỉ nên ăn nửa lòng đỏ trứng.
4. Gạo trắng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Gạo trắng chứa rất nhiều tinh bột và đường và chỉ số đường huyết của nó cao tới 87 , tương đương với khoai tây chiên. Ngoài ra, Tạp chí Y học Anh đã công bố kết quả nghiên cứu: "Những người ăn gạo trắng tinh chế và những người ăn nhiều gạo trắng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 55%". Do đó, nhiều người nghĩ rằng ăn cơm trắng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ăn nhiều gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng điều đó không có nghĩa chúng là thủ phạm. Không có dữ liệu rõ ràng về "tối đa và tối thiểu" của nghiên cứu, và có những hạn chế nhất định trong nghiên cứu.
Ảnh: Healthline
Trong thực tế, chỉ số đường huyết khi ăn gạo trắng mặc dù cao, nhưng đối với người khỏe mạnh, cơ thể có thể tự điều chỉnh và cân bằng. Do đó, ăn cơm trắng không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Hơn nữa, thực tế có nhiều loại thực phẩm khác có khả năng làm đường trong máu tăng cao hơn gạo trắng.
Đối với những người có bệnh lý về tiểu đường, họ không chỉ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống mà cũng có thể là do rối loạn chuyển hóa đường, gây ra bởi chất dinh dưỡng dư thừa, hoặc do thiếu tập thể dục.
5. Ăn thịt đỏ gây ung thư?
Ảnh: Dailymail
Việc thịt đỏ có gây ra mối đe dọa cho sức khỏe hay không chủ yếu liên quan tới việc tiêu thụ. Nếu ăn một lượng lớn trong thời gian dài, ăn hơn 150gr mỗi ngày là rất nguy hiểm, vì có thể làm nguy cơ mắc các bệnh như mỡ máu cao, bệnh tim mạch, ung thư... Tuy nhiên, thịt đỏ cũng cung cấp các chất dinh dưỡng như sắt, vitamin B12 mà cơ thể cần, nhưng nó cần ăn với liều lượng ít cho phép thì mới tốt cho sức khỏe.
6. Không thể uống nước đun sôi nhiều lần?
Nhiều người nói rằng chất độc nitrite trong nước nếu đun sôi nhiều lần sẽ vượt quá tiêu chuẩn, dễ gây ung thư, tuyệt đối không nên uống. Trong thực tế, nước sôi nếu đun lại nhiều lần sẽ có chứa nitrite. Điều này là do bản thân nước máy có chứa nitrat. Trong quá trình đun sôi, nhiệt độ cao khiến nitrat chuyển hóa thành nitrite.
Ảnh: RD
Tuy nhiên, hàm lượng nitrit trong nước sôi rất nhỏ. Các thí nghiệm đã chứng minh rằng hàm lượng nitrit trong nước là 0,007mg/L, đun sôi 1 lần sẽ tăng lên 0,021mg/L, lần 2 là 0,038mg/L. Trên lý thuyết, mức tiêu thụ nitrite trong nước uống an toàn là dưới 1mg/L.
7. Phụ gia thực phẩm có hại cho sức khỏe?
Trong những năm qua, có rất nhiều tin tức về các chất phụ gia có hại cho sức khỏe. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn thực phẩm. Các chuyên gia nói rằng hầu hết các phụ gia được sử dụng rộng rãi hiện nay đều đã qua kiểm định, trừ một số loại chất cấm.
Ảnh: Chemlinked
Sự tồn tại của các chất phụ gia là cần thiết, một số loại thực phẩm không đủ hoặc không đồng đều về giá trị dinh dưỡng, phụ gia có thể bù đắp những khiếm khuyết đó. Một số thực phẩm sẽ không thể chế biến được nếu không có phụ gia, chẳng hạn như bánh mì cần men, hay socola cần chất nhũ hóa.
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cũng chỉ ra những người không nên ăn nhiều mì ăn liền.
Nguồn: [Link nguồn]