Thực phẩm để trong tủ lạnh vẫn có thể nhiễm độc tố

Thịt lợn là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của các gia đình. Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong thịt lợn có đủ các thành phần dinh dưỡng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Thịt lợn là thực phẩm phố biến của các gia đình.

Thịt lợn là thực phẩm phố biến của các gia đình.

Cách chọn thịt lợn

Thịt lợn là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Trong 100 gam thịt lợn nửa nạc, nửa mỡ: 16.5 gam protein, 21.5 gam mỡ, 9 mg can xi, 178 mg phosphor, 1.5 mg sắt, 1.91 mg kẽm, 285 mg kali, 55 mg natri, vitamin A 10 µg. Thịt lợn nạc: 19.0 gam protein, 7 gam mỡ, 7 mg can xi, 190 mg phosphor, 1.5 mg sắt, 2.5 mg kẽm, 341 mg kali, 76 mg natri, vitamin A 2 µg. Thịt lợn mỡ: 14.5 gam protein, 37.3 gam mỡ, 8 mg can xi, 156 mg phosphor, 0.4 mg sắt, 1.59 mg kẽm, 318 mg kali, 42 mg natri, vitamin A 2 µg.

Trước tình hình thịt lợn đắt đỏ, dễ mua phải hàng kém chất lượng, hàng nhiễm vi khuẩn, vi sinh. Bác sĩ Tiến cho biết người nội trợ cần hết sức cẩn trọng khi chọn mua thịt.

Khi mua, nên mua thịt có màng ngoài thịt khô, không bị ướt; có mùi thơm của thịt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu, mùi thuốc kháng sinh. Màu sắc bình thường, thịt lợn phải có màu hồng tươi, thịt bò màu đỏ đậm vừa phải (không quá sớm), thịt trâu màu tím. Các khối thịt săn chắc, có độ dính, mềm và đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.

Cắt thịt không thấy có nước, thịt không hao, chỗ vết cắt có màu sáng, khô. Mỡ lợn màu trắng, dày bị không có những chấm xuất huyết màu đỏ tím, không bị những mảng bầm tím, tụ máu. Tủy xương có màu trong, bám chặt vào thành ống xương, đàn hồi và không có mùi ôi. Kiểm tra phần thịt nạc và lưỡi không được có ấu trùng sán màu trắng nhỏ bằng hạt gạo.

Cách bảo quản

Theo bác sĩ Tiến, người dân thường ỉ lại vào tủ lạnh nhưng thực chất tủ lạnh không phải là nơi bảo quản thực phẩm tuyệt đối nhất. Bác sĩ Tiến cho biết các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thì chúng cũng dễ bị ôi thiu và thịt lợn cũng không ngoại lệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng.

Nhiều người có thói quen mua về xong tích vào tủ lạnh ăn dần, họ yên tâm tủ lạnh là an toàn nhất. Nhưng theo bác sĩ Tiến đây là sai lầm nghiêm trọng.

Trong an toàn thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo khi chế biến nên ăn ngay, không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ. Những thức ăn còn dư sau bữa ăn nên đun sôi, để nguội rồi mới để vào trong ngăn mát tủ lạnh.

Nếu thức ăn còn nóng cho ngay vào tủ lạnh, nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nước trong thức ăn ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho thực phẩm. Khi ăn phải nấu chín lại thức ăn trước khi dùng vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng hạn chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.

Bác sĩ Tiến lưu ý tủ lạnh cũng không phải là “chiếc tủ thần kỳ” để bảo quản đồ ăn. Thức ăn được lấy ra ở trong tủ lạnh chỉ sử dụng một lần cho bữa sau, và nếu còn không để lại bữa sau, thức ăn để lâu nhất là 5 – 6 giờ.

Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, để lâu trong tủ lạnh vẫn sinh ra độc tố. Thức ăn đun lại, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC, nhưng độc tố do vi sinh khuẩn sinh ra vẫn còn nguyên độc tính gây nên ngộ độc cho người sử dụng.

Để thực sự có một sức khỏe tốt, có những bữa ăn ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc bảo quản, lưu giữ thực phẩm là hết sức quan trọng, tuyệt đối không để thực phẩm sống lẫn thực phẩm đã chín. Đồ sống và chín cần để ở các ngăn riêng biệt, đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh cần đựng vào hộp riêng, đậy nắp kín. Thực phẩm chín, đã chế biến cần để ở ngăn trên cùng trong ngăn mát tủ lạnh.

Không nên để thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh khiến luồng khí lạnh không thể lưu thông, dẫn đến nhiệt độ ở một số vị trí trong tủ có thể tăng cao, làm hỏng thức ăn. Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Cơm nguội bảo quản trong tủ lạnh được bao nhiêu ngày?

Chỉ nên giữ cơm nguội trong tủ lạnh tối đa 24 tiếng và hâm nóng một lần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K. Chi ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN