Thực hư ăn bánh chưng mốc bị ung thư

Sự kiện: Sống khỏe

Đối với trường hợp bánh chưng bị mốc ở lá, theo PGS Thịnh, nếu các gia đình tiếc rẻ thì bóc đi, cứ thế ăn, không sinh bệnh.

Ngày Tết, nhiều gia đình có thói quen gói bánh chưng nhiều để lưu trữ ăn đến tận rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, thời tiết nồm ẩm những ngày sau Tết rất dễ khiến bánh chưng bị mốc. Nhiều gia đình vì tiếc của nên cố giữ lại, cắt bỏ phần mốc rồi đem rán.

Thực hư ăn bánh chưng mốc bị ung thư - 1

Theo các chuyên gia, ăn bánh chưng mốc rất dễ bị ngộ độc

Liên quan đến thói quen này, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, vì để trong thời gian dài nên bánh chưng rất dễ bị mốc. Nếu theo thói quen, nhiều người vẫn gọt bỏ phần ngoài của bánh rồi rán lên ăn thì rất có hại cho cơ thể vì tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin.

Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm.

“Người dân không nên tiếc mà cần mạnh dạn vứt bỏ những thực phẩm đã bị nấm mốc, tuyệt đối không ăn”, ông Phong khuyến cáo.

Trong khi đó, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, bánh chưng bị mốc sau tết do trời nồm là chuyện bình thường. Tuy vậy, không phải mốc lúc nào cũng gây độc tố. Vi khuẩn mốc trong bánh chưng không nguy hiểm như mốc trong lạc và đậu tương. Nấm mốc chỉ cực kỳ nguy hiểm ở những thực phẩm giàu đạm (protein).

Tuy nhiên, theo ông Thịnh, ăn bánh chưng mốc có thể bị ngộ độc.

Trước câu hỏi, ăn bánh chưng mốc có gây ung thư, PGS Thịnh cho biết: "Đừng nghĩ cái gì cũng gây ung thư. Thay vì chuyện nghĩ đến ăn bánh mốc gây ung thư thì hãy vứt đi. Mọi người không nên tiết kiệm mấy chục ngàn mà giữ lại bánh mốc để ăn, nếu bị ngộ độc thì còn tốn kém hơn nhiều, thậm chí mất mạng".

Đối với trường hợp bánh chưng bị mốc ở lá, theo PGS Thịnh, nếu các gia đình tiếc của thì có thể bóc vỏ bánh đi và vẫn ăn được, không sinh bệnh. Còn với với trường hợp bánh chưng bị mốc ở trong, kể cả cắt hết phần mốc đi và ăn phần chưa bị mốc nhưng vẫn có thể bị ngộ độc.

Bác sĩ Lê Thị Hải, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nhiều bà nội trợ vì tiếc của nên cố tình sử dụng bánh chưng đã mốc. Dù đã cắt bỏ phần bị bánh bị hỏng hoặc chế biến bằng cách rán lên nhưng nấm mốc vẫn có thể xâm nhập sâu bên trong, có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Cũng theo BS Hải, một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng. Ngoài bánh chưng, tất cả những loại thực phẩm khác như lạc, đỗ, gạo bị mốc nếu ăn vào đều nguy hiểm. 

Cách bảo quản bánh chưng ngày tết để không bị ôi thiu, lên mốc

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam trong những ngày Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, nếu không được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN