Thứ rau dại thành đặc sản, dễ nhầm với cây có độc

Cây lu lu mọc hoang khắp nước ta, thường thấy ở các bãi hoang, vườn ruộng khô, hai bên đường. Cây còn tên là lu lu đực, thù lù đực, cây nụ áo giống với rau tầm bóp.

Thứ rau dại thành đặc sản, dễ nhầm với cây có độc - 1

Rau tầm bóp quả tròn, tím, cây lu lu quả như hình lồng đèn.

Hiện nay, ở các vùng nông thôn nhiều gia đình, nhà hàng đều sử dụng rau tầm bóp, một số nơi nhầm cả tầm bóp với cây lu lu đực làm rau ăn với cách chế biến là để nấu canh hoặc dùng làm rau ăn kèm với món lẩu. 

Tuy được sử dụng nhiều nhưng rất ít người phân biệt được rau lu lu đực và rau tầm bóp mà thường nhầm lẫn giữa 2 loại rau này hoặc cho rằng nó đều là cây tầm bóp. Trái với rau tầm bóp, cây rau lu lu có độc.

Tại các nước như Mỹ, Nhật Bản… cây tầm bóp được xem là một trong những thành phần tạo ra thuốc chữa ung thư, tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên lại dễ nhầm với cây lu lu là một loại cây có độc.

Theo CCOHS (Trung tâm An toàn Sức khỏe nghề nghiệp Canada) – Chương trình Quốc tế về An toàn hóa chất (IPCS), lu lu đực chứa nhiều độc tố Solanin, lá thì chứa độc tố Nitrate. Nếu ăn phải quả, lá của lu lu đực sau 6 – 12 tiếng có thể sốt, vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, triệu chứng hôn mê.

Bác sỹ Ngô Văn Hoàn, Phó Giám đốc Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Tuyên Quang cho biết, theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi, cây lu lu đực có tên khác là thù lù đực, gia cầu, nút áo, cà đen, long quỳ. Đây là cây thảo cao 30 - 100 cm, sống hằng năm hoặc lâu năm, có thân phân cành, lá nguyên, hình trái xoan nhọn, thuôn dần thành cuống; phiến hơi phân thùy hay có góc. Quả nang tròn, lúc còn non có màu lục sau chuyển sang màu vàng hay đỏ, khi chín hẳn có màu đen, chứa nhiều hạt dẹp. Cây ra hoa vào mùa thu.

Cây lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Vì có chứa các hoạt chất alkaloid như: Steroid, solanine, solasonine, solamargine, chaconine, đặc biệt là trong các quả non nên loài cây này thường được phân loại là một cây có độc. Tuy nhiên, những hoạt chất này có hàm lượng rất nhỏ, không gây chết người và các biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy quả chín và ngọn lá non được dùng làm rau ở một số nơi. Muốn sử dụng làm rau ăn nên luộc qua nước sôi trước khi sử dụng, sẽ làm phân hủy các chất độc.

Những loại đồ uống ”thần dược” và khắc tinh của ”cậu nhỏ'

Trên thực tế chế độ ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của “cậu bé”. Một số nghiên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Chi ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN