Thứ nhiều người vứt bỏ đi nhưng mang om vịt lại thành món "cực phẩm"
Thứ này không những có nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà nó còn là một trong những gia vị nấu ăn tuyệt hảo.
Vỏ quýt có tác dụng có chứa polymethoxylated flavones (PMFs) có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, làm giảm cholesterol xấu. Bên cạnh đó, vỏ quýt chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, vì vậy, nó có thể góp phần bảo vệ DNA của bạn khỏi tổn thương gây ung thư. Đặc biệt, khi kết hợp nấu cùng vịt, vị thơm của vỏ quýt sẽ giúp món ăn ngon hơn, đậm đà và không ngấy.
Nguyên liệu: 1 con vịt bầu, 1 ít vỏ quýt già, 2 cây quế, 3 củ gừng già, 2 lá nguyệt quế, 5 tép tỏi.
Gia vị: 1 viên đường phèn già, 3 thìa xì dầu nhạt, 1 thìa xì dầu đậm, 1 thìa muối tinh.
Cách làm:
Bước 1: Ngâm vỏ quýt khô trong nước lạnh khoảng 10 phút, sau đó dùng dao cạo nhẹ lớp phấn trắng trên lưng và để sang một bên. Lưu ý: Nên chọn vỏ quýt già để tăng độ thơm.
Thái gừng, tỏi thành lát, để vào bát dùng sau.
Bước 2: Thịt vịt chặt miếng vừa ăn, ngâm nước lạnh 10 phút rồi rửa sạch. Sau đó chần qua nước lạnh trong chậu và rửa lại để loại bỏ một số tạp chất và mùi hôi.
Bước 3: Đun nóng một lượng dầu thích hợp trong nồi rồi xào với một ít đường phèn. Khi làm nước màu cần chú ý nhỏ lửa.
Bước 4: Sau khi nước màu đã hoàn thành, cho thịt vịt đã chần qua vào xào sơ vài lần rồi đổ nhiều nước.
Bước 5: Sau đó, thêm vỏ quýt, vỏ quế, lá nguyệt quế, vài lát gừng, tỏi, gia vị vừa ăn và đun sôi trên lửa lớn trước, sau đó chuyển sang lửa nhỏ để hầm. Ngoài tác dụng làm tăng mùi thơm, những loại này có thể khử mùi tanh của thịt vịt.
Bước 6: Thỉnh thoảng lật thịt vịt trong thời gian om để tránh bị cháy đáy nồi và giúp vịt ngấm đều gia vị hơn. Đun liu riu cho đến khi phần nước xốt gần cạn thì tắt bếp.
Lúc này món ăn đã hoàn thành, bày ra đĩa và thưởng thức cùng gia đình.
Nguồn: [Link nguồn]
Đà Lạt là điểm đến yêu thích của du khách bởi tiết trời se lạnh mờ sương, trăm hoa đua nở cùng những món ăn đặc...