Thơm ngon thứ hạt quý rừng Trường Sơn

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên, bộ tộc Cơ Tu sinh sống giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, vẫn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa quý giá cho cộng đồng mình về phong tục, lễ hội, trang phục, âm nhạc… và đặc biệt trong ẩm thực.

Để có một hương vị món ăn thơm ngon, hấp dẫn, đặc sắc, người Cơ Tu thường dùng tiêu rừng (amất) để làm gia vị chính nêm các món ăn thơm ngon trong gia đình, đãi họ hàng, khách quý.

Thơm ngon thứ hạt quý rừng Trường Sơn - 1

Ông Ploong Cril (69 tuổi) ở xã Bhalêê, huyện Tây Giang (Quảng Nam) là “chuyên gia” đi hái tiêu rừng cho biết: Núi rừng biên giới Tây Giang được thiên nhiên ban tặng cho một loại tiêu có hương thơm đặc trưng, giúp cho các món ăn nấu, nướng từ các sản phẩm suối, thịt thú rừng cho đến các loại rau, củ đều ngon nhờ dùng tiêu rừng làm gia vị.

Thơm ngon thứ hạt quý rừng Trường Sơn - 2

Cây tiêu rừng khá cao to, cành cây dai thường sống trong rừng sâu nên đàn ông Cơ Tu trèo lên thân cây, đến từng cành để trút trái tươi chứa trong tà lét (gùi dành cho đàn ông), mang về phơi hoặc xông trên giàn bếp cho khô rồi trữ vào trong vỏ quả bầu hoặc ống nứa khô, có nắp đậy kín, để trên gác bếp. Nhờ hơi nóng của bếp lửa, tiêu rừng có thể để được quanh năm mà vẫn không bị hư hỏng hoặc ẩm, mốc. Tiêu rừng có mùi thơm thoang thoảng mùi đọt rau sưng rừng mà người kinh thường “gia” vào món thịt trâu xào lăn. Tiêu rừng cũng có vị cay nhẹ, nhưng mùi thơm lại “lay động lòng người” bởi hương vị rất đặc trưng.

Thơm ngon thứ hạt quý rừng Trường Sơn - 3

Già làng A lăng Avel (85 tuổi), trú tại thôn Tà Làng, xã Bhalêê (Tây Giang) cho biết thêm, tiêu rừng không mọc thành cụm như các loài cây khác mà mọc rất thưa, tận trong rừng sâu. Tiêu rừng là cây thân gỗ có đường kính lớn nhất khoảng 10-15cm. Lá tiêu rừng nhỏ, thân cây xanh trơn. Cây cho quả vào khoảng tháng 9-10. Quả tiêu rừng từ lúc non đến khi già đều có màu xanh, mỗi năm cho khoảng 8-12kg hạt. Thân cây cũng có mùi thơm như quả, vì vậy mà nhiều người còn lột vỏ cây làm gia vị khi trong nhà hết quả tiêu khô dự trữ. Trên dãy Trường Sơn này, tiêu rừng thơm nhất là ở xã Lăng và 4 xã khu 7 là AXan, Chơm, Tr'Hy, GaRi (Tây Giang).

Còn theo già làng Cơlâu Nâm (80 tuổi) ở thôn Porning, xã Lăng thì amất có mặt trong nhiều món ăn của đồng bào. Mùa nào thức ấy, cư dân Trường Sơn nơi đây khi bắt được con cá liên, thịt gà, thịt sóc, thịt chim, thịt chuột hoặc thịt heo rừng đều cần đến amất. Amất có thể nêm trực tiếp vào món ăn khi chế biến hoặc giã vài hạt để làm muối chấm. Người Cơ Tu ở Tây Giang xem đây là loại gia vị số một. Chỉ cần nêm một chút tiêu rừng vào bất kỳ món ăn gì thì món đó lập tức sẽ “thăng hoa” ngay

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Quốc Kỳ (Dân Việt)
Thế giới muôn màu của gia vị Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN