Thói quen nhiều người mắc khi luộc biến trứng gà thành chất độc

Nhiều người sợ luộc trứng ít thời gian trứng sẽ không chín vì vậy luộc thật lâu để yên tâm. Tuy nhiên, đây là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Trứng gà là một món ăn bổ dưỡng, được sử dụng thường xuyên của mọi người, mọi gia đình. Trứng gà giàu vitamin A, D, E, B1, B6, B12; canxi, mangiê, sắt, kẽm... và nhiều loại acid amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Lòng đỏ trứng rất tốt đối với đại não, với hệ thần kinh. Lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp. Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do tăng cholesterol.

Không thể phủ nhận trứng gà rất tốt cho cơ thể tuy nhiên nếu không chế biến đúng cách không những không giữ được chất dinh dưỡng mà còn biến trứng gà thành thuốc độc.

Trứng gà cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, phù hợp cho mọi người mọi giới. Song, ăn trứng gà thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.Luộc trứng quá lâu

Trứng gà cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, phù hợp cho mọi người mọi giới. Song, ăn trứng gà thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.Luộc trứng quá lâu

Luộc trứng là cách tốt nhất hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Song, trứng chỉ cần luộc chín tới và không quá lâu dễ làm protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trứng gà rán hoặc ốp dùng thì nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2.

Cách luộc trứng đúng là cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Thời gian lý tưởng để trứng chín hoàn toàn từ 10-12 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.

Trứng gà luộc ngâm vào nước lã

Sau khi luộc trứng xong, mọi người thường bỏ vào trong bát nước lã để trứng nhanh nguội và vỏ dễ bóc hơn. Cách làm này là sai hoàn toàn.

Sau khi luộc trứng xong, mọi người thường bỏ vào trong bát nước lã để trứng nhanh nguội và vỏ dễ bóc hơn. Cách làm này là sai hoàn toàn.

Ngâm trứng trong nước, 'túi khí' bên trong quả trứng có tác dụng cản trở khí lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Lúc đó, nước và các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào bên trong, khiến trứng bị biến chất và nhanh hỏng.

Ăn nhiều càng tốt

Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng của trứng khá cao, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng. Lý do là vì các nếu ăn quá nhiều cơ thể sẽ không thể tiêu hóa hết năng lượng được nạp từ trứng mà sẽ đào thải ra ngoài, nhất là trẻ nhỏ đôi khi còn đi cả phân sống.

Ăn trứng khi thể trạng yếu hoặc đang mang bệnh

Với những người đang có bệnh, việc ăn trứng có thể gây trúng độc hoặc làm bệnh biến chứng nặng hơn.

Với những người đang có bệnh, việc ăn trứng có thể gây trúng độc hoặc làm bệnh biến chứng nặng hơn.

Mặc dù trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu chế biến và ăn không đúng cách, nó sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhất là với những người đang có bệnh, việc ăn trứng có thể gây trúng độc hoặc làm bệnh biến chứng nặng hơn. Người đang cảm sốt hoặc vừa khỏi bệnh mà ăn trứng gà thì nhiệt lượng cơ thể sẽ tăng lên nhưng lại không phát tán ra ngoài được, giống như "thêm dầu vào lửa", bệnh càng nặng hơn.

Với người vừa khỏi bệnh, sức đề kháng của cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn nên cũng cần tránh ăn trứng tươi, luộc vừa chín tới... vì có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella. Hoặc khi bị tiêu chảy, việc chuyển hóa các chất mỡ, đạm (có nhiều trong trứng gà) và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những bạn làm mất tác dụng bồi bổ mà còn làm cho bệnh nặng thêm. Hoặc khi bị sỏi mật, nếu dùng thức ăn có nhiều chất đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, bắt túi mật đang bị bệnh phải làm việc quá tải, gây đau đớn, nôn mửa...

Ăn trứng sống

Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín đề phòng nhiễm khuẩn... Nguyên nhân là đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thức ăn.

Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ cơ thể hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%. Ở trứng luộc tỷ lệ hấp thu 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%. Do đó, bạn nên ăn trứng luộc chín tới để bảo đảm các chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất, các vitamin... ít bị mất đi.

Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Đây là một dưỡng chất không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.

Nấu trứng lửa quá to

Chế biến trứng gà không nên để lửa quá to sẽ khiến trứng gà biến chất.

Chế biến trứng gà không nên để lửa quá to sẽ khiến trứng gà biến chất.

Khi chế biến trứng, nhiều người quen tay bật lửa quá to sau đó đảo mạnh tay. Nếu xào trứng theo cách này không chỉ làm cho trứng bị khô, biến chất, mà còn làm vỡ kết cấu khuôn trứng, món ăn vừa mất chất, vừa không đẹp mắt.

Chế biến trứng gà và đậu tương

Thói quen nhiều người mắc khi luộc biến trứng gà thành chất độc - 5

Một số người có thói quen ăn trứng gà và uống sữa đậu nành trong bữa sáng, tuy nhiên diều này là không nên vì men phân giải protein trong đậu tương khiến cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng.

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng

Đây là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa.

Ăn trứng ung

Trứng ung là loại trứng đưa vào ấp nhưng không nở thành con do không được thụ tinh hoặc là bị hỏng trong quá trình ấp do ảnh hưởng của nhiệt độ, môi trường. Do vậy, protein trong lòng đỏ trứng đã bị biến chất, có độc vì lưu huỳnh trong trứng đã biến thành sulfur hidrogen (mùi trứng thối).

Khi trứng bị ung thì không còn chất dinh dưỡng nữa vì protein đã bị tiêu hủy. Bên cạnh đó, vỏ trứng không còn tác dụng bảo vệ nên có nhiều vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong trứng, bao gồm cả các ký sinh trùng và vi khuẩn thương hàn, sinh ra nhiều độc tố rất nguy hiểm cho cơ thể.

Do đó, người ăn trứng ung có thể bị chướng bụng, khó tiêu, nôn mửa, đau bụng đi ngoài, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc nguy hiểm cho sức khỏe.

Tuy nhiên trên thực tế, đã có nhiều người thường xuyên ăn trứng ung mà không bị ngộ độc nhưng về mặt khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên người dân không nên sử dụng trứng ung, vì đây không phải là thực phẩm an toàn.

Trứng gà ”đại kỵ” với những thứ gì?

Theo lương y Bùi Hồng Minh trứng gà là thực phẩm tốt cho cơ thể, nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm. Tuy nhiên,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN