Thịt đông nấu theo cách này vừa ngon thơm, nhừ, trong veo, ăn ngày gió về thì cả nồi cơm bay biến

Miếng thịt đông hầm chín nhừ mềm thơm, béo ngậy được nấu cùng nấm hương, mộc nhĩ giòn giòn, thêm chút tiêu cay làm cho mùa đông miền Bắc như ấm áp hơn.

Trong mâm cỗ tết của người miền Bắc, thịt đông là món không thể thiếu. Bát thịt được xào săn cùng mộc nhĩ, nấm hương rồi ninh nhừ.

Thịt khi nhừ được đong ra bát, để thật nguội và úp ngược lại được đĩa thịt đông trong veo, điểm hoa cà rốt trên mâm cỗ Tết.

Món thịt đông khi gặp cơm nóng, thứ nước trong veo như sương tan đẫm vào cơm, đưa vào miệng đến đâu, tan biến đến đấy đã gây nghiện cho không ít người.

"Mình sinh ra và lớn lên ở một làng quê thuộc tỉnh miền Bắc. Món thịt kho đi vào kí ức và nỗi nhớ của mình là: "Thịt kho đông". Cứ đến khi thời tiết chuyển mùa, se lạnh thì mẹ lại nấu 1 nồi thịt đông kho nhừ thật to để ăn trong vài ngày.", chị Thúy Hằng đã kể về kí ức món thịt đông trên diễn đàn ẩm thực.

Thịt đông có thể nấu từ thịt lợn hoặc thịt gà, thịt ngan. Nhưng phổ biến nhất là nấu từ thịt ba chỉ lợn (thịt ba rọi), chân giò lợn.

Miếng thịt hầm chín nhừ mềm thơm, béo ngậy được nấu cùng nấm hương, mộc nhĩ giòn giòn, thêm chút tiêu cay làm cho mùa đông miền Bắc như ấm áp hơn.

Mời mọi người cùng thưởng thức món: "Thịt kho đông" của chị Vũ Thúy Hằng

Nguyên liệu:

Chân giò lợn: 1kg; Nấm hương: 50g; Mộc nhĩ: 50g; Hành tây: 1 củ; Gừng: 1 củ; Rượu trắng: 50ml; Hành tím: 2 củ; Tỏi: nửa củ; Gia vị: dầu ăn, nước mắm, bột nêm, mì chính và đường; Cà rốt để trang trí.

Cách làm:

Thịt chân giò đã lọc bỏ xương, cho vào nồi nước đun sôi có cho rượu, hành tây và gừng để luộc chần cho hết hôi.

Thịt chân giò đã lọc bỏ xương, cho vào nồi nước đun sôi có cho rượu, hành tây và gừng để luộc chần cho hết hôi.

Sau khi luộc chần thì rửa sạch và cắt miếng vừa ăn (thông thường thì thịt kho đông sẽ thái miếng hơi vuông và dầy chứ không thái mỏng dẹt như thịt xào).

Sau khi luộc chần thì rửa sạch và cắt miếng vừa ăn (thông thường thì thịt kho đông sẽ thái miếng hơi vuông và dầy chứ không thái mỏng dẹt như thịt xào).

Ướp thịt với nước mắm, hạt nêm (trong hình là mình dùng viên súp nêm, nó cũng giống như hạt nêm của Việt Nam). Các bạn cho theo khẩu vị gia đình. Có thể thêm mì chính và đường nếu muốn. Ướp thịt khoảng 20 phút là được.

Ướp thịt với nước mắm, hạt nêm (trong hình là mình dùng viên súp nêm, nó cũng giống như hạt nêm của Việt Nam). Các bạn cho theo khẩu vị gia đình. Có thể thêm mì chính và đường nếu muốn. Ướp thịt khoảng 20 phút là được.

Thái 1 củ hành tím và 2 tép tỏi (thái lát to). Sau đó cho ít dầu ăn vào chảo đun nóng, cho hành tỏi vào phi thơm (chỉ cần thơm chứ không để vàng). Gắp hành tỏi ra để khi ninh thịt nước không bị vàng đục.

Thái 1 củ hành tím và 2 tép tỏi (thái lát to). Sau đó cho ít dầu ăn vào chảo đun nóng, cho hành tỏi vào phi thơm (chỉ cần thơm chứ không để vàng). Gắp hành tỏi ra để khi ninh thịt nước không bị vàng đục.

Cho thịt đã ướp vào dầu vừa phi hành tỏi xào cho săn, thịt ngấm đều gia vị.

Cho thịt đã ướp vào dầu vừa phi hành tỏi xào cho săn, thịt ngấm đều gia vị.

Cho nước vào nồi thịt, mực nước ngập kín thịt. Mở vung đun lửa vừa cho sôi, hớt sạch bọt. Đậy kín vung và cho hầm ở lửa nhỏ khoảng 1 tiếng. Nếu nấu nhiều thì hầm lâu hơn chút.

Cho nước vào nồi thịt, mực nước ngập kín thịt. Mở vung đun lửa vừa cho sôi, hớt sạch bọt. Đậy kín vung và cho hầm ở lửa nhỏ khoảng 1 tiếng. Nếu nấu nhiều thì hầm lâu hơn chút.

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái sợi vừa không cần nhỏ quá. Phi thơm hành, tỏi. Gắp bỏ phần hành tỏi vừa phi; cho nấm hương, mộc nhĩ thái sợi vào xào cùng. Nêm thêm chút mắm và hạt nêm. Xào lửa to, đảo đều trong khoảng 2 đến 3 phút là được.

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái sợi vừa không cần nhỏ quá. Phi thơm hành, tỏi. Gắp bỏ phần hành tỏi vừa phi; cho nấm hương, mộc nhĩ thái sợi vào xào cùng. Nêm thêm chút mắm và hạt nêm. Xào lửa to, đảo đều trong khoảng 2 đến 3 phút là được.

Khi thịt chín mềm thì cho nấm hương, mộc nhĩ đã xào vào nồi. Nêm thêm gia vị cho phù hợp với khẩu vị gia đình. Cho thêm tiêu xay. Đun sôi khoảng 5 phút nữa là tắt bếp.

Khi thịt chín mềm thì cho nấm hương, mộc nhĩ đã xào vào nồi. Nêm thêm gia vị cho phù hợp với khẩu vị gia đình. Cho thêm tiêu xay. Đun sôi khoảng 5 phút nữa là tắt bếp.

Thịt kho đông khi nấu xong. Thịt chín nhừ (lưu ý là thịt phải chín mềm thì khi để nguội, thịt đông lại sẽ không bị cứng). Thịt có nước xâm xấp mặt thịt, thịt kho đông sẽ có vị hơi nhạt hơn so với thịt kho thông thường.

Thịt kho đông khi nấu xong. Thịt chín nhừ (lưu ý là thịt phải chín mềm thì khi để nguội, thịt đông lại sẽ không bị cứng). Thịt có nước xâm xấp mặt thịt, thịt kho đông sẽ có vị hơi nhạt hơn so với thịt kho thông thường.

Thịt hơi nguội thì múc thịt ra từng bát nhỏ (múc cả thịt lẫn nước). Có thể tỉa hoa cà rốt để trang trí cho bát thịt hấp dẫn hơn.

Thịt hơi nguội thì múc thịt ra từng bát nhỏ (múc cả thịt lẫn nước). Có thể tỉa hoa cà rốt để trang trí cho bát thịt hấp dẫn hơn.

Thịt múc ra bát để thật nguội, bọc màng bọc thực phẩm kín miệng bát. Nếu nhiệt độ lạnh thì để ngoài, còn không thì có thể để tủ lạnh qua đêm để bát thịt đông chắc lại.

Thịt múc ra bát để thật nguội, bọc màng bọc thực phẩm kín miệng bát. Nếu nhiệt độ lạnh thì để ngoài, còn không thì có thể để tủ lạnh qua đêm để bát thịt đông chắc lại.

Thịt đông nấu theo cách này vừa ngon thơm, nhừ, trong veo, ăn ngày gió về thì cả nồi cơm bay biến - 12

Thịt kho đông vị đậm vừa phải (hơi nhạt hơn so với thịt kho thường). Miếng thịt mềm béo, nhai miếng nấm hương, mộc nhĩ giòn sần sật. Nước thịt kho trong, vị tiêu xay thơm nồng.

Lấy thìa xắn 1 miếng thịt kho đông cả thịt và nước cho vào bát cơm nóng, phần nước thịt chảy tan ra hòa quyện cùng cơm nóng dẻo thơm làm bữa cơm ngày se lạnh thêm thú vị hơn, ấm áp hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản bánh chưng, thịt đông, dưa hành trong dịp Tết

Việc bảo quản thực phẩm để giữ được giá trị dinh dưỡng, mùi vị, đảm bảo an toàn thực phẩm không phải ai cũng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Anh ([Tên nguồn])
Món ngon từ thịt lợn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN