Thêm một loại rau rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết
Mồng tơi là loại rau mùa hè an toàn và thân thiện với sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường ăn rau mồng tơi được không?
Rau mồng tơi được xem là loại rau an toàn và thân thiện với sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu, rau mồng tơi chứa ít carb: Trong 100g rau mồng tơi có 3.4g carb. Với lượng carb ít, rau mồng tơi có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường mà không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, lượng carb phù hợp cho người bệnh tiểu đường giúp giảm đường huyết là 25 – 50g carb mỗi ngày. Với lượng carb ít hơn nhiều so với lượng carb được bổ sung mỗi ngày, người bệnh hoàn toàn có thể an tâm khi ăn rau mồng tơi.
Bên cạnh đó, rau mồng tơi chứa hàm lượng chất xơ lớn, trong 100g rau mồng tơi chứa 2.1g chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Do đó, ăn rau mồng tơi sẽ giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết.
Ngoài ra, rau mồng rất giàu protein. Trong 100g rau mồng tơi có 1.9g protein. Với lượng protein lớn, người bệnh tiểu đường ăn rau mồng tơi có cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn vặt và duy trì cân nặng phù hợp.
Một nghiên cứu cho thấy dịch chiết nước của lá rau mồng tơi có tác dụng chống tiểu đường trên chuột mắc bệnh tiểu đường do alloxan gây ra. Chất nhầy có trong rau mồng tơi đã được cho là có tác dụng hạ đường huyết rất tốt nhờ khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu sau khi ăn, ngăn ngừa nguy cơ bị tăng đường huyết đột ngột. Hàm lượng chất xơ và vitamin C cao, có đặc tính chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường ăn rau mồng tơi bao nhiêu là đủ?
Ảnh minh họa
Rau mồng tơi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về lượng ăn và cách ăn để tốt hơn cho sức khỏe.
Về liều lượng: Rau mồng tơi "thân thiện" với người bệnh tiểu đường, nhưng cũng chứa một lượng carb nhất định. Trong 100g rau mồng tơi có 3.4g carb. Do đó, bạn nên cân đối lượng ăn từ 100 – 150g rau mỗi ngày để cân bằng với các thực phẩm khác.
Về cách ăn: Rau mồng tơi là một loại rau thanh mát bạn nên ưu tiên luộc, nấu canh và hạn chế xào để giảm bớt dầu mỡ trong chế độ ăn hàng ngày.
Người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này không nên ăn rau mồng tơi
Người bệnh tiểu đường hay bị lạnh bụng
Theo đông y rau mồng tơi có tính mát, tính hàn giúp nhuận tràng. Những người cơ địa thuộc thể hàn, hay bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên ăn rau mồng tơi vì có thể sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
Ảnh minh họa
Người bệnh tiểu đường bị sỏi thận
Trong rau mồng tơi có chứa một chất hữu cơ là purin, khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric. Nếu bạn ăn nhiều rau mồng tơi, hàm lượng acid uric cao, làm tăng nguy cơ sỏi thận, cùng với hàm lượng axit Oxalic trong rau làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển. Vì vậy, người bệnh tiểu đường bị sỏi thận nên hạn chế ăn rau mồng tơi.
Người bệnh tiểu đường bị bệnh gout
Hàm lượng purin trong rau mồng tơi cao, khi cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành acid uric. Khi nồng độ của acid uric trong máu cao, sẽ làm bệnh gout nặng hơn.
Người bệnh tiểu đường hấp thu kém
Người tiểu đường có hấp thu kém không nên ăn rau mồng tơi bởi mồng tơi chứa hàm lượng cao axit oxalic (một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi) khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Người bệnh tiểu đường bị đau dạ dày
Người bệnh tiểu đường bị đau dạ dày cũng không nên ăn nhiều rau mồng tơi bởi hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu.
Nguồn: [Link nguồn]
Một loại rau tuổi thơ không biết làm thì ngứa rách miệng, người thích ăn chỉ nhìn đã thấy thèm, giờ đây ở thành phố muốn mua cũng khó.