Thêm 4 thứ này đảm bảo thịt bò nấu kiểu gì cũng mềm ngon
Bằng cách kết hợp các loại gia vị như giấm, gừng, trà và gói gia vị, bạn có thể dễ dàng tạo ra những món ăn từ thịt bò thơm ngon, mềm ngọt mà không cần quá nhiều kỹ thuật nấu nướng phức tạp.
Thịt bò là một nguyên liệu được nhiều người yêu thích bởi giá trị dinh dưỡng phong phú và đa dạng cách chế biến. Tuy nhiên, trong quá trình nấu ăn tại nhà, nhiều người thường gặp phải vấn đề như thịt bò khó chín nhừ, ngay cả khi nấu trong thời gian dài vẫn không đạt được độ mềm như mong muốn.
Trên thực tế, vấn đề không chỉ nằm ở thời gian nấu, mà còn ở những chi tiết nhỏ trong quá trình nấu và việc lựa chọn gia vị. Dưới đây là 4 thứ có thể giúp bạn tránh được tình trạng nấu thịt bò bị dai.
1. Giấm: Làm mềm thịt nhờ tính axit
Thêm một lượng nhỏ giấm vào bước đầu khi hầm thịt bò là một mẹo cũ nhưng hiệu quả. Tính axit trong giấm giúp phân hủy các mô liên kết trong thịt bò, làm cho thịt mềm hơn.
Lưu ý, không nên cho quá nhiều giấm vì sẽ ảnh hưởng đến vị của món ăn. Thông thường, cứ 1kg thịt bò, bạn chỉ cần cho khoảng 1-2 thìa giấm trắng hoặc giấm gạo. Cho giấm vào ngay từ đầu khi nấu, trong quá trình hầm, vị chua của giấm sẽ dần bay hơi, giúp thịt bò mềm và ngon hơn.
2. Gừng: Khử mùi tanh và tăng hương vị
Gừng không chỉ là một gia vị khử mùi tanh thông thường trong bếp mà còn có tác dụng làm mềm thịt bò. Trước khi hầm, bạn dùng vài lát gừng tươi chà xát lên bề mặt thịt bò hoặc cho trực tiếp vào nồi cùng thịt sẽ giúp loại bỏ mùi tanh hiệu quả.
Enzyme trong gừng cũng giúp phân hủy chất xơ trong thịt, giúp thịt mềm hơn. Ngoài ra, gừng còn làm tăng thêm hương vị của món ăn.
3. Trà: Làm mềm thịt tự nhiên
Trà không chỉ là thức uống hằng ngày mà còn có một vị trí trong thế giới ẩm thực. Khi hầm thịt bò, bạn có thể cho thêm một ít trà đen hoặc trà Phổ Nhĩ. Chất Tannin trong trà giúp làm mềm các thớ thịt, đồng thời hương thơm của trà cũng thấm vào thịt, tạo ra một hương vị độc đáo cho món ăn.
Khi sử dụng trà, bạn nên trà vào một miếng vải mỏng để tránh làm đục nước dùng. Cách này đặc biệt phù hợp với các món hầm thịt bò lâu như thịt bò hầm hoặc bò kho, giúp thịt mềm và giữ được hương vị tự nhiên.
4. Gói gia vị: Vừa tạo hương vị vừa làm mềm thịt
Cách cuối cùng là tự làm gói gia vị. Bạn cho hoa hồi, quế, đinh hương, lá nguyệt quế vào một túi vải mỏng và cho vào nồi cùng thịt bò. Những loại gia vị này không chỉ tạo ra hương thơm đậm đà cho thịt bò mà một số loại còn chứa các thành phần giúp làm mềm thịt như anethole trong hoa hồi.
Gói gia vị giúp thịt bò hấp thụ trọn vẹn hương thơm của các loại thảo mộc, khiến món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn.
Lưu ý:
Ngoài 4 loại gia vị trên, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi nấu thịt bò:
- Ngâm thịt: Ngâm thịt bò trong nước lạnh khoảng 1-2 giờ trước khi nấu để loại bỏ tiết thừa và giảm mùi tanh.
- Hầm ở nhiệt độ thấp: Nấu thịt bò bằng ở nhiệt độ thấp để thịt có đủ thời gian hấp thụ gia vị và mềm dần.
- Nêm muối cuối cùng: Muối có tác dụng làm mất nước của thịt nên bạn chỉ nên nêm muối khi thịt sắp chín để tránh làm thịt bị khô cứng.
- Đảm bảo đủ nước: Cho đủ lượng nước ngay từ đầu để tránh phải thêm nước trong quá trình nấu, giúp nước dùng đậm đà và thịt ngon hơn.
Nguồn: [Link nguồn]
Thịt bò Lagu có vị thanh hơn bò sốt vang, rất hợp để ăn cùng cơm nóng hoặc bánh mì. Món ăn này không chỉ ngon còn rất cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.