Tết Trung thu đang đến gần, ăn bánh Trung thu cần lưu ý những điều này kẻo rước họa vào thân
Bánh Trung thu là loại thực phẩm giàu chất béo, đường và cholesterol, ăn quá nhiều sẽ mang lại gánh nặng cho cơ thể.
1. Sau khi ăn bánh Trung thu nên ăn thêm hoa quả
Sau khi ăn bánh Trung thu nên ăn nhiều hoa quả, vì trong hoa quả có nhiều nước, có tính mát nên sẽ trung hòa lại cơ thể, tốt cho dạ dày và ruột.
Các loại trái cây thích hợp khi ăn cùng bánh Trung thu là táo, lê, chuối,…
2. Ăn bánh Trung thu với trà
Bánh Trung thu thường khô và ngọt nên sẽ béo ngậy, vì vậy chúng ta nên uống trà để tác dụng giảm nóng, làm dịu cổ họng. Bạn nên uống trà hoa cúc hoặc trà thảo mộc.
3. Không ăn nhiều bánh Trung thu
Bánh Trung thu dù ngon đến đâu thì chúng ta cũng phải hạn chế ăn, nhất là những người có thể trạng yếu như người già và trẻ em, nói chung không nên ăn quá 200gr bánh Trung thu 1 lúc, nếu không sẽ mang lại gánh nặng cho dạ dày và ruột. Những người có thể trạng yếu hơn nên kiểm soát lượng và ăn càng ít càng tốt.
4. Uống nhiều nước hơn
Bánh Trung thu có vị khô nên khi ăn nhớ uống nhiều nước để không bị tức bụng, táo bón.
5. Ăn mặn trước ăn ngọt
Bánh Trung thu trên thị trường có nhiều loại, chủ yếu chia thành nhân mặn và nhân ngọt, khi ăn 2 loại này bạn nên ăn theo thức tự mặn trước ngọt sau. Bởi khi ăn vị ngọt sẽ không cảm nhận thêm được vị mặn, như vậy sẽ rất phí phạm.
Ý nghĩa của việc ăn bánh Trung thu vào ngày tết Trung thu là gì?
Ăn bánh Trung thu vào ngày rằm tháng 8 tượng trưng cho sự sum họp, gắn liền với khao khát của mọi người về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Với công thức này, việc làm bánh nướng nhân hạt sen trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nguồn: [Link nguồn]