Tết Hàn thực không cúng bánh trôi, bánh chay có sao không?

Sự kiện: Tết Hàn thực

Trong mâm cúng Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 luôn không thể thiếu những đĩa bánh trôi, bánh chay. Vì sao lại vậy và nếu Tết Hàn thực không cúng bánh trôi, bánh chay có sao không?

Theo nghĩa chữ Hán, Tết Hàn thực (ngày mùng 3/3 Âm lịch) là Tết ăn đồ lạnh ("Hàn" là lạnh và "thực" là ăn).

Trong ngày Tết Hàn thực hằng năm, có nhiều gia đình tự xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên. Những gia đình nào không có điều kiện thời gian thì ra chợ mua bánh mang về lễ.

Mấy năm trở lại đây, không khí Tết Hàn Thực như được thổi luồng sinh khí mới khi nhiều gia đình đua nhau làm bánh trôi, bánh chay ngũ sắc nhìn rất bắt mắt và làm cho bánh có nhiều hương vị hơn.

Bánh trôi, bánh chay thường không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Hàn Thực. Ảnh TL

Bánh trôi, bánh chay thường không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Hàn Thực. Ảnh TL

Người Việt ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thay thế cho đồ lạnh cúng gia tiên, nhưng không phải ai cũng nắm rõ nguồn gốc Tết Hàn thực. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà (Tổng Giám đốc tại Công Ty Phong Thuỷ VNN) cho rằng, do giao lưu văn hóa lâu đời với Trung Hoa nên người Việt cũng ảnh hưởng Tết Hàn thực.

Ở Việt Nam, Tết Hàn thực mang ý nghĩa riêng đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Tục lệ này không chỉ là nét đẹp văn hóa đặc sắc mà còn là một nét đẹp trong nền văn hóa ẩm thực của người Việt.

Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng như bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực. Số lượng bánh trôi, bánh chay trong mâm cúng thường là 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay. Ở một số vùng, người ta làm thêm món bánh nhót, cách làm tương tự bánh chay nhưng chỉ khác hình dáng được người dân nơi đây nặn giống như trái nhót lạ mắt.

Tết Hàn Thực luôn gợi nhớ đến hình ảnh những đĩa bánh trôi, bánh chay. Nếu Tết Hàn Thực không cúng bánh trôi bánh chay có sao không?

Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, TS Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp KHCN Tin học Ứng dụng UIA cho rằng, việc dùng bánh trôi, bánh chay cúng trong Tết Hàn Thực mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn khác. Cúng bánh trôi, bánh chay là người ta không sát sinh. Đồ lễ chay tịnh và dễ làm. Hơn nữa nó thể hiện cho văn hóa lúa nước khi cả hai đều làm từ gạo nếp thơm là thành quả lao động để dâng cúng lên tổ tiên, ông bà. Mọi người không cúng bánh trôi, bánh chay mà cúng thứ khác cũng không sao nhưng lưu ý nên cúng bằng lễ chay, không nên sát sinh bởi quan niệm gia tiên được ăn chay, niệm Phật mới dễ siêu thoát. Không sát sinh cũng ngụ ý để hồi hướng công đức cho người đã khuất.

Tết Hàn thực là ngày Tết gắn với một điển tích ở Trung Quốc thờ cúng một hiền sĩ theo vua là Giới Tử Thôi. Tết Hàn thực của người Việt không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Ở nước ta, Tết Hàn Thực trùng với Tết Thanh minh mùng 3/3 và trong dịp này dù ai đi đâu, ở đâu cũng cố gắng về với gia đình để được đi Tảo Mộ, cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.

Biến tấu bánh trôi chiên, bánh trôi nhân dừa tươi cho Tết Hàn thực

Nếu đã chán món bánh trôi luộc quen thuộc, bạn có thể thử làm bánh trôi chiên lạ miệng hay bánh trôi nhân dừa tươi ít...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thuận ([Tên nguồn])
Tết Hàn thực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN