Tết Đoan ngọ nên cúng gì, cúng vào giờ nào chuẩn nhất?
Tết Đoan Ngọ, dân gian còn gọi là Tết diệt sâu bọ. Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ như thế nào? Ngày Tết Đoan Ngọ nên cúng gì và cúng vào lúc nào?
Tết Đoan Ngọ là ngày nào?
Tết Đoan Ngọ, dân gian xưa thường gọi là Tết diệt sâu bọ. Tết Đoan Ngọ chính là ngày 5/5 âm lịch.
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch thường có các lễ vật như: Hương hoa, hoa quả, rượu nếp, nước, cơm rượu nếp...
Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ xuất phát từ quan niệm trước đây, đó là vào thời điểm đầu tháng 5, khi vụ lúa Chiêm kết thúc để bước vào vụ mùa mới là vụ Hè Thu. Để tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ, bà con nông dân đã làm lễ tạ ơn và cầu mong mùa màng mới bội thu. Cũng từ đó, ngày 5/5 âm lịch được gọi là Tết Đoan Ngọ.
Ngoài ra, người Việt cũng lưu truyền nhiều truyền thuyết khác về ngày Tết Đoan Ngọ. Theo đó, thời điểm này, sâu bọ phát triển nhiều. Người dân không biết làm cách nào để có thể giải được nạn, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục.
Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đàn lũ té ngã rồi đi mất. Lão ông nói: 'Sâu bọ vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng'. Dân làng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.
Để tưởng nhớ sự việc, dân chúng đặt cho ngày này là ‘Tết diệt sâu bọ’, có người gọi là Tết Đoan Ngọ, vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Tết Đoan Ngọ cúng gì?
Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau.
Nếu như miền Bắc có bánh gio trong mâm cúng thì người miền Nam lại có bánh ú, miền Trung lại không thể thiếu thịt vịt.
Mỗi món ăn, mỗi lễ vật có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ đều mang những ý nghĩa riêng của từng vùng miền. Tuy nhiên, tất cả đều mang lòng thành kính, hướng tới Tổ tiên.
Tuy nhiên. mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người Việt thường có các lễ vật gồm: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả, cơm rượu nếp, xôi, chè, bánh
Cúng Tết Đoan Ngọ lúc nào?
Thông thường, người dân chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm. Tuy nhiên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ.
Cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt... là những món ăn 'giết sâu bọ' không thể không có trong ngày Tết Đoan Ngọ.