Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu, biết mà tránh kẻo "hại đủ đường"

Rau ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể gây tổn hại thần kinh... ở một số người.

Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu, biết mà tránh kẻo "hại đủ đường" - 1

Tác dụng của ngải cứu

Phòng ung thư: Ngải cứu có thể chống lại một số dòng tế bào ung thư đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu ở động vật. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng vẫn còn thiếu để hỗ trợ sử dụng ngải cứu trong điều trị ung thư hoặc dự phòng.

Điều hòa kinh nguyệt: Bạn có thể hãm trà ngải cứu để uống 1 tuần trước kỳ kinh để bớt đau bụng hay uống trong suốt kỳ kinh để điều hòa kinh nguyệt.

Sơ cứu vết thương: Bạn hãy giã lá ngải và trộn với muối để cầm máu và giảm đau khi bị thương.

Trị mụn và dưỡng da: Đắp mặt bằng ngải cứu tươi giã nát có thể giúp trị mụn và làm hồng da.

Chữa suy nhược cơ thể: Món gà hầm ngải cứu có thể bổ sung dưỡng chất cho những ai bị suy nhược cơ thể.

Giảm mỡ bụng: Bạn có thể rang ngải cứu với muối rồi bỏ vào túi để chườm bụng. Cách này có thể giúp bạn giảm mỡ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón và chữa đau lưng.

Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu, biết mà tránh kẻo "hại đủ đường" - 2

Ngải cứu có thể gây nên những tác dụng phụ đáng sợ

Gây co giật

Mặc dù là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe như những người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành... nên hạn chế ăn trứng.

Dùng ngải cứu quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà. Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.

Gây ngộ độc khi dùng quá liều

Nếu dùng với liều 3 - 5g ngải cứu khô (9 - 15g ngải cứu tươi), có thể giúp kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, cho bạn cảm giác ăn ngon miệng hơn. Nhưng nếu bạn dùng liều cao và thường xuyên có thể phản tác dụng hoặc bị ngộ độc.

Biểu hiện của ngộ độc thông thường là miệng và họng bị kích thích nhẹ, cảm giác khô, khát. Sau khoảng nửa giờ do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính, sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn…

Gây rối loạn chuyển hóa tế bào gan

Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.

Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu, biết mà tránh kẻo "hại đủ đường" - 3

Rối loạn đường ruột cấp tính

Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thế nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

Dễ gây sảy thai trong 3 tháng đầu

Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, phụ nữ có thai nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Dị ứng

Ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở những người dị ứng với họ thực vật Asteraceae hay Compositae. Các thành viên của họ thực vật Asteraceae bao gồm hoa cúc và nhiều loại thảo mộc khác.

Ngải cứu cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với cỏ bạch dương, cần tây hoặc cà rốt. Một số nguồn thông tin cho rằng vị thuốc này có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với mù tạt trắng, mật ong, sữa ong chúa, hạt phỉ, ô liu, cao su, đào, kiwi và các cây khác từ chi Artemisia.

Phấn hoa ngải cứu có thể gây phản ứng ở những người dị ứng với thuốc lá.

Nguồn: [Link nguồn]

4 món canh có tác dụng dưỡng gan, bổ khí thông huyết, hồi phục sức khỏe nhanh chóng

Những món canh này cực kỳ tốt cho sức khỏe, có loại rất rẻ tiền nhưng công dụng sánh ngang thuốc bổ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN