Sushi: Ngon, bổ nhưng... độc, biết mà tránh kẻo rước họa vào thân

Những tín đồ sành ăn chắc hẳn đã quen thuộc với món sushi truyền thống đến từ nền ẩm thực Nhật Bản. Đây là một món ăn ngon miệng và đẹp mắt, nhưng nếu không biết cách ăn sushi thì có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Ăn sushi chấm quá nhiều nước tương

Nước tương là gia vị không thể thiếu trong món sushi hấp dẫn. Nước tương kèm một ít mù tạt cay nồng giúp làm tăng hương vị cho món sushi. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen chấm miếng sushi đẫm nước tương rồi mới thưởng thức. Điều này vô tình làm cho vị mặn của nước tương át đi vị ngọt thơm của thức ăn và gây hại đến sức khỏe.

Ăn sushi với quá nhiều đồ chiên tempura

Tempura là món ăn được chế biến từ tôm, mực, sò điệp, cua, các loại cá và rau củ như khoai lang, bí đỏ, ớt, rau… Các loại nguyên liệu này sau khi được tẩm bột đặc biệt sẽ được chiên giòn. Mặc dù đây cũng là món ăn truyền thống và thơm ngon nhưng món ăn này thật sự không tốt cho sức khỏe. Điều này là do quá trình chiên tempura khiến cho món ăn này chứa nhiều chất béo và dầu mỡ.

Sushi: Ngon, bổ nhưng... độc, biết mà tránh kẻo rước họa vào thân - 1

Ăn sushi với quá nhiều cơm cuộn cay

Nhiều người yêu thích món cơm cuộn hải sản cay nhưng món ăn này lại có thể gây hại cho vòng eo của bạn. Khi chế biến món này, cá sẽ được trộn với mayonnaise và nước sốt cay để món ăn trung hòa giữa vị cay và béo. Tùy thuộc vào lượng mayonnaise mà đầu bếp có thể chế biến món ăn có lượng chất béo và calo tăng lên rất nhiều.

Ăn sushi với khẩu phần ăn quá lớn

Khi bạn đang đói bụng hoặc khi bạn quá yêu thích món ăn nào, bạn thường gọi quá khẩu phần ăn phù hợp so với cơ thể. Một tính chất tự nhiên của sushi là một miếng sushi khá nhỏ và bạn có thể gọi một cách không giới hạn. Vì vậy, bạn có xu hướng chọn lựa nhiều món ăn. Tuy nhiên, bạn nên lưu tâm tới khẩu phần sushi của mình. Một khẩu phần ăn tôm chiên tempura từ 6–8 miếng có chứa tới 508 calo. Nếu bạn gọi 2 phần, lượng calo sẽ lên tới hơn 1.000 calo.

Một miếng sushi có chứa khoảng một chén gạo trắng. Điều này có nghĩa là sushi chứa rất nhiều tinh bột và không chứa nhiều protein. Vì thế, bạn có thể thay thế bằng cách ăn nhiều sashimi, đây là món ăn làm từ miếng hải sản tươi sống được cắt thành lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5cm, chiều dài 4cm và dày khoảng 1–2cm.

Sashimi là một món ăn giúp bạn cắt giảm lượng tinh bột và bổ sung những chất dinh dưỡng mà không lo béo.

Ăn sushi với gạo trắng

Bạn có biết rằng gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và protein hơn gạo trắng? Vì vậy, gạo lứt thường được sử dụng trong các chế độ ăn kiêng hoặc các chế độ ăn dinh dưỡng. Các nhà khoa học tại Đại học Harvard còn phát hiện ra rằng những người ăn gạo lứt có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 thấp hơn rất nhiều.

Sushi: Ngon, bổ nhưng... độc, biết mà tránh kẻo rước họa vào thân - 2

Không nên ăn sushi quá thường xuyên: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bạn chỉ nên ăn tối đa trung bình 2 bữa hải sản mỗi tuần để đảm bảo hàm lượng thủy ngân trong cơ thể đạt ở mức cho phép. Các loại hải sản dùng để làm sushi thường chứa lượng thủy ngân lớn, vì vậy bạn không nên ăn sushi quá thường xuyên.

Nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi ăn sushi: Sushi có sử dụng hải sản tươi sống nên bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn hoặc một số kí sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn sushi, bạn nên tuyệt đối cẩn trọng. Bạn chỉ nên chọn những nhà hàng uy tín và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như lựa chọn nguồn hải sản sạch khi chế biến tại nhà.

Người không nên ăn sushi: Những người có hệ miễn dịch yếu, dễ bị tổn thương, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai không nên ăn cá tươi, sống hoặc chưa nấu chín. Đặc biệt phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn sushi để tránh nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

Sushi: Ngon, bổ nhưng... độc, biết mà tránh kẻo rước họa vào thân - 3

Nhiễm ấu trùng giun Anisakis: Khi ăn, món sushi hoặc sashimi được chấm với một loại nước tương trộn với chất mù tạt để giúp tạo mùi cay nồng và cảm giác khoái khẩu. Khi chế biến món ăn này, cá phải được chọn lọc kỹ, không dùng cá nước ngọt vì dễ có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng nhiều hơn cá nước mặn. Tuy vậy, mặc dù sử dụng loại cá nước mặn sống ở biển vẫn có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng giun, đặc biệt là ấu trùng giun Anisakis.

Đối với người, bệnh thường gặp ở những đối tượng bệnh nhân có tập quán, sở thích ăn gỏi các loại cá biển, mực, bạch tuộc còn sống, chưa được nấu chín kỹ. Ấu trùng giun có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa khi ăn phải thức ăn hải sản nói trên không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là món sushi và sashimi, một món ăn truyền thống của Nhật Bản. Các nhà khoa học thông báo tại đất nước này đã ghi nhận có trên 12.000 người bị mắc bệnh và đang có xu hướng tăng lên ở các nước Tây Âu, Hoa Kỳ, một số quốc gia khác cùng với gia tăng việc tiêu thụ các món ăn được chế biến từ cá sống.

Sushi: Ngon, bổ nhưng... độc, biết mà tránh kẻo rước họa vào thân - 4

Nhiễm thủy ngân: Theo nghiên cứu của Đại học Rutgers, Mỹ, những người thường xuyên ăn sushi có thể đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm do hấp thụ một lượng lớn thủy ngân. Nhóm nghiên cứu giải thích, những loại cá thường được sử dụng để làm món ăn này chứa methyl thủy ngân, một chất độc hại có thể gây bệnh tim, các vấn đề não bộ và sự phát triển của hệ thần kinh.

Giáo sư David Carpenter, nhà khoa học sức khỏe môi trường tại Đại học Albany, New York cho biết, nếu một năm bạn ăn sushi cá hồi nhiều hơn hai lần sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. "Các chất gây bệnh tìm thấy trong cá thường ảnh hưởng đến các thành phần dinh dưỡng của nó. Mọi người nghĩ rằng họ đang cải thiện sức khỏe bằng cách ăn sushi nhưng thực ra là đang tự đầu độc mình", ông nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Những loại củ mọc mầm tuyệt đối không nên ăn

Với giá thành rẻ, chứa nhiều chất dinh dưỡng, lành tính, từ lâu đỗ lạc, khoai đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Thuận ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN