Sùng đất - "xuân dược" nghìn năm tráng kiện của người Quảng Ngãi
Hằng năm cứ đến tầm giữa tháng 10, nhiều người dân Quảng Ngãi í ới gọi nhau đi đào bắt lậy đất, loại côn trùng được ví như “hải sâm” trên cạn. Ngoài ra, lậy đất là loại "xuân dược" nghìn năm tráng kiện, là vị thuốc mà đàn ông nơi đây tin dùng để duy trì khả năng phòng the của mình.
Con lậy (còn gọi là sùng đất) thường sống ở vùng bãi bồi ven sông ở các huyện Sơn Tịnh, Nghĩa Hành,...
Mùa đào lậy hằng năm bắt đầu vào khoảng giữa tháng 10, khi những đám đất trồng bắp, sắn đã thu hoạch xong và kéo dài đến gần hết tháng 11, thời điểm người dân canh tác trở lại.
Người dân đi đào lậy
Cứ vào sáng sớm hay chiều tà, người dân nơi đây lại mang cuốc và xô, thùng có đổ một ít nước bên trong để giữ cho con lậy đào được bỏ vào không bị đen.
"Vào đầu mùa con lậy chỉ bằng khoảng ngón tay giữa nhưng càng về cuối múa thì lậy to hơn, với kích cỡ bằng ngón tay cái của người lớn" - một người săn lậy cho biết.
Con lậy được ví là "hải sâm đất" vì rất bổ và mùi vị béo thơm
Không giống như vẻ bề ngoài xấu xí và nhìn hơi ghê, lậy đất được ví là "hải sâm" trên cạn. Khi được chế biến kiểu chiên, xào,..., món lậy ăn rất ngon, có vị ngọt, béo, đầy bổ dưỡng. Vì thế, giá bán hiện từ 130.000 - 150.000 đồng/kg. Theo người dân Quảng Ngãi, việc săn sùng đất vừa có thêm thu nhập và cũng là cách tiêu diệt côn trùng gây hại hoa màu.
Bánh tráng giòn rụm, hơi cay the nhai vui miệng, ram thịt nướng thơm sực mùi tôm thịt, hành lá hay bánh bèo đậm đà vị tôm...