Sứa giòn sần sật ai cũng thích nhưng 2 nhược điểm: Mách bạn 4 món ngon từ sứa dễ gây nghiện
Mùa hè là lúc thích hợp để ăn các món ngon từ sứa nhưng khi ăn cần chú ý 2 điều để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sứa có khoảng 95-97% là nước, phần còn lại là muối và các dưỡng chất khác. Các chất dinh dưỡng khác ngoài nước có trong sứa, chủ yếu là collagen. Collagen là một loại protein cấu tạo nên các mô như da, mạch máu và gân.
100g sứa chứa chỉ 21kcal, rất ít calo và đường. Vì thế, nó thích hợp trở thành bữa ăn phụ dành cho những người ăn kiêng. Sứa có kết cấu giòn, dai, dẻo nên cần nhai kỹ. Mất khoảng 20 phút kẻ từ khi ăn để não phát đi tín hiệu no. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần ăn chậm nhai kỹ để cảm thấy no lâu hơn.
Ăn nhiều sứa có hại cho sức khỏe không?
Dù là thực phẩm nào đi chăng nữa, nếu ăn nhiều đều gây ra những bất lợi cho cơ thể. Khi ăn quá nhiều sứa, bạn có thể gặp một số vấn đề dưới đây:
- Khó tiêu
Sứa là thực phẩm khó tiêu hóa nên nếu ăn quá nhiều có thể bị nặng bụng. Bạn không nên chỉ ăn mỗi sứa trong bữa ăn mà cần xen kẽ với các loại thức ăn khác. Nếu có vấn đề về đường tiêu hóa, tốt nhất bạn nên tránh ăn sứa.
Ăn nhiều sứa sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, mất cân bằng dinh dưỡng, có thể gây ra một số tình trạng khác cho cơ thể.
- Nạp quá nhiều muối
Ăn quá nhiều sứa có thể dẫn tới việc nạp quá nhiều muối vào cơ thể. 100g sứa chứa tới 0,3g muối. Ngoài ra, vì bản thân sứa không có mùi vị, nó thường được thêm các gia vị khác kèm theo nên dẫn tới việc ăn quá nhiều muối.
Cách bảo quản sứa đúng cách
- Sấy khô
Bảo quản sứa khô ở nơi tối, mát hoặc trong tủ lạnh. Bạn có thể lưu trữ nó trong khoảng 1 năm. Sau khi mở bao bì, bảo quản trong hộp kín hoặc túi zip trong tủ lạnh.
- Trữ đông
Sứa tươi thông thường sau khi mua về rửa sạch, để ráo nước rồi cấp đông. Lưu ý, cần rã đông sứa tự nhiên. Sau khi chế biến sứa đông lạnh, bạn nên ăn ngay lập tức, không để qua đêm. Tốt hơn, bạn nên trữ đông thành từng phần nhỏ vừa với lượng ăn của mình.
5 công thức chế biến từ sứa
1. Salad sứa và dưa chuột
Nguyên liệu: 1 quả dưa chuột, 70g sứa, 1 thìa nước tương, 1 thìa dầu mè, 1 thìa giấm, 1 thìa cà phê đường, mè rang.
Cắt dưa chuột thành từng sợi nhỏ, trộn tất cả nguyên liệu và gia vị với nhau là xong.
2. Sứa trộn mướp đắng
Nguyên liệu: 1 quả mướp đắng, 100g sứa, 2 miếng ức gà, 2 thìa dầu mè, 2 thìa cà phê rượu ngọt mirin, mè rang.
Mướp đắng thái lát mỏng, rưới dầu mè lên rồi cho vào lò vi sóng quay trong 2 phút. Ức gà cắt lát mỏng, cho rượu ngọt mirin vào, làm chín trong lò vi sóng 3 phút. Trộn tất cả nguyên liệu với nhau rồi rắc mè rang lên trên là xong.
3. Cơm cuộn sứa
Nguyên liệu: Cơm, rong biển, măng tây, rau mùi, giấm, đường, sứa.
Trộn cơm nóng với một chút giấm và đường. Trải rong biển ra, xới cơm vào dày 0,5mm, đặt lên trên sứa đã được tẩm gia vị, rau mùi, măng tây, sau đó cuộn chặt lại.
4. Sứa trộn củ cải ngó sen
Nguyên liệu: Sứa, củ cải khô, ngó sen, tảo bẹ, gia vị.
Củ cải khô ngâm nước, cắt kiệt nước, cắt nhỏ nếu dài. Sứa rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Ngó sen thái sợi mỏng, luộc sơ cho chín rồi vớt ra để ráo. Trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau, thêm giấm, đường, nước tương, ớt rồi nêm nếm cho vừa miệng.
Nguồn: [Link nguồn]
Cá thu là một trong những loài cá rẻ tiền, được bày bán quanh năm. Nó rất giàu dinh dưỡng, dù là vitamin hay khoáng chất đều vượt xa các loài cá khác.