Sứa biển vào mùa, ăn ngon giòn sần sật nhưng để không ngộ độc hãy nhớ kỹ những lưu ý sau

Mặc dù sứa biển chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên cần hết sức lưu ý khi ăn sứa biển để tránh một số rủi ro sức khỏe ngoài ý muốn.

Sứa biển vào mùa, ăn ngon giòn sần sật nhưng để không ngộ độc hãy nhớ kỹ những lưu ý sau - 1

Tác dụng của sứa biển đối với sức khỏe

Ở một số quốc gia châu Á, người ta chuộng ăn sứa vì món ăn này mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giúp điều trị huyết áp cao, viêm khớp, đau xương, loét và các vấn đề tiêu hóa. Mặc dù hầu hết những tuyên bố này chưa được hỗ trợ bởi nghiên cứu, nhưng có một số lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của việc ăn sứa như sau:

Nguồn cung cấp selen tuyệt vời

Sứa là một nguồn cung cấp selen tuyệt vời. Selen là một khoáng chất thiết yếu đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta. Khoáng chất này đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ tế bào của bạn khỏi mất cân bằng oxy hóa.

Do đó, khi cơ thể được cung cấp lượng selen đầy đủ có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm bệnh tim, một số dạng ung thư và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, selen rất quan trọng đối với sự trao đổi chất và chức năng tuyến giáp.

Choline dồi dào

Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu, bạn có thể tìm thấy 10% choline cần thiết mỗi ngày trong 58g sứa khô. Choline có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm tổng hợp DNA, hỗ trợ hệ thần kinh, sản xuất chất béo cho màng tế bào, vận chuyển và chuyển hóa chất béo.

Ngoài ra, choline cũng giúp cải thiện trong hoạt động của não, tăng cường trí nhớ và khả năng xử lý tốt hơn. Dưỡng chất này thậm chí có thể giúp giảm các triệu chứng lo lắng.

Nguồn collagen tự nhiên

Collagen là một loại protein đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc của các mô, bao gồm gân, da và xương. Bên cạnh đó, collagen cũng có liên quan đến các lợi ích sức khỏe tiềm năng khác nhau, bao gồm cải thiện độ đàn hồi của da và giảm đau khớp. Cụ thể, collagen từ sứa đã được phân tích về vai trò tiềm năng trong việc giảm huyết áp.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm về collagen từ sứa ruy băng cho thấy rằng các peptide collagen của nó có tác dụng chống oxy hóa và giảm huyết áp đáng kể. Tương tự, một nghiên cứu kéo dài 1 tháng khác trên chuột bị huyết áp cao đã quan sát thấy rằng việc tiêu thụ collagen sứa hàng ngày làm giảm đáng kể mức huyết áp. Mặc dù đầy hứa hẹn, nhưng những tác dụng này vẫn chưa được nghiên cứu ở người.

Ngoài ra, các nghiên cứu bổ sung trên động vật đã ghi nhận rằng collagen của sứa bảo vệ tế bào da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cải thiện quá trình chữa lành vết thương và giúp điều trị viêm khớp. Tuy nhiên, những hiệu ứng này vẫn chưa được nghiên cứu ở người.

Sứa đỏ

Sứa đỏ

Rủi ro khi ăn sứa biển

Bên cạnh những lợi ích mà sứa mang lại cho sức khỏe, vẫn còn tiềm tàng nhiều rủi ro ăn loại sứa này nếu không biết sơ chế đúng cách vì độc tố trong sứa gây hại cho tính mạng người ăn - Cục An toàn thực phẩm Bộ y tế khuyến cáo.

Phản ứng dị ứng: Sứa thường an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị phản ứng phản vệ sau khi ăn sứa đã nấu chín.

Vi khuẩn và mầm bệnh: Nếu không được làm sạch và chế biến đúng cách, sứa có thể chứa các loại vi khuẩn hoặc mầm bệnh nguy hiểm gây hại cho sức khỏe của bạn.

Hàm lượng nhôm cao: Trong quá trình chế biến sứa, người ta sẽ dùng tới phèn. Đây là một hợp chất hóa học gọi là nhôm kali sunfat đôi khi được sử dụng làm chất phụ gia để bảo quản thực phẩm. Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chứng nhận đây là chất an toàn nhưng lượng nhôm lưu lại trong sứa sau khi dùng vẫn rất đáng lo ngại.

Hàm lượng nhôm trong chế độ ăn uống quá cao có thể dẫn đến bệnh Alzheimer và bệnh viêm ruột (IBD)

Sứa biển vào mùa, ăn ngon giòn sần sật nhưng để không ngộ độc hãy nhớ kỹ những lưu ý sau - 3

Cách chọn và sơ chế sứa

Sứa tươi

Cách chọn sứa tươi ngon: Bạn nên chọn những con có màu trắng phớt chút hồng, phần thịt rắn chắc. Khi sờ vào không bị dính bết, không thấy có nước chảy ra từ sứa.

Sơ chế sứa tươi: Khi mua sứa về, bạn cắt sứa ra từng miếng nhỏ rồi rửa cho thật sạch với nước, ngâm nước muối loãng pha chút phèn chua trong 15 phút.

Khi thấy sứa chuyển qua màu đỏ hoặc vàng nhạt thì ngâm qua nước lạnh 1 chút là có thể bắt đầu chế biến được rồi.

Sứa có thể bị hỏng nhanh ở nhiệt độ phòng nên cần được làm sạch và bảo quản đúng cách. Sứa thường được bảo quản bằng cách sử dụng hỗn hợp phèn và muối giúp khử trùng, giảm độ pH của thịt mà vẫn duy trì độ săn chắc. Nếu được làm sạch và chế biến đúng theo cách này, sứa thường có ít hoặc không có dấu hiệu nhiễm khuẩn hay các mầm bệnh nguy hiểm khác. Vậy nên, bạn chỉ nên ăn sứa biển đã được làm sạch hoàn toàn và chế biến phù hợp.

Sứa khô

Cách chọn sứa khô: Bạn nên chọn sứa có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt chú ý hạn sử dụng và ngày sản xuất. Tốt nhất nên mua tại siêu thị hoặc cửa hàng có uy tín trên toàn quốc.

Khi mua sứa tại siêu thị hoặc chợ, cần hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vì những sản phẩm không đầy đủ thông tin có thể là loại sứa biển vẫn chưa được loại bỏ hết hẳn độc tố hay kém chất lượng không tốt cho cơ thể.

Sơ chế sứa khô: Bạn phải ngâm và rửa với nước sạch thật nhiều lần vì có thể trong quá trình bảo quản sứa có chứa một số hóa chất để giúp sứa tươi hơn. 30 phút là khoảng thời gian tốt nhất được khuyên nên ngâm sứa. Cuối cùng của bước sơ chế đó là bạn chần sơ qua nước sôi, để cho ráo trước khi bước vào công đoạn chế biến.

Sứa biển vào mùa, ăn ngon giòn sần sật nhưng để không ngộ độc hãy nhớ kỹ những lưu ý sau - 4

Những điều cần đặc biệt lưu ý khi ăn sứa biển

Tuyệt đối không dùng nếu sứa chưa được qua chế biến đồng thời các độc tố chưa bị loại bỏ. Trong quá trình tiếp xúc, tránh động chạm đến các xúc tu của sứa vì đó là nơi chứa độc tố nematocyst (loại nọc độc của sứa dùng để phản vệ khi bị vật thể lạ tấn công). Trẻ em thường có sức đề kháng khá yếu chưa được hoàn thiện, do đó không nên cho ăn sứa dù đã chế biến sạch vì để tránh mọi rủi ro có thể gây ngộ độc. Đặc biệt phải luôn nhớ sơ chế sứa bằng ngâm 3 lần nước muối với phèn chua khi sứa chuyển vàng nhạt hoặc hồng thì mới tiếp tục các bước chế biến còn lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Số ca ngộ độc nấm thường ít hơn so với ngộ độc các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ngộ độc nấm lại rất cao. Để tránh ngộ độc nấm, tốt nhất chỉ ăn khi biết chắc chắn là nấm ăn được, trường hợp không chắc chắn thì tuyệt đối không nên ăn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN