Sai lầm khi ăn khoai lang khiến kế hoạch giảm cân bị "phá sản"
Khoai lang vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa là vị thuốc với một số người. Nhưng riêng với các trường hợp bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp… thì được khuyến cáo nên hạn chế ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang là sự lựa chọn số một cho những người muốn giảm cân bởi năng lượng có trong khoai lang rất ít (chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây). Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể. Muốn giảm cân bằng khoai lang, hãy ăn trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng, vì thế sẽ giảm được lượng thức ăn hấp thụ trong bữa ăn chính.
Tuy nhiên, nhiều người ăn khoai lang rồi nhưng đến bữa chính vẫn ăn thêm cơm, điều này khiến kế hoạch giảm cân của họ hoàn toàn bị "phá sản". Bởi trong khoai lang chứa rất nhiều tinh bột, khi đã ăn một lượng khoai lang nhất định phải bỏ bớt lượng tinh bột còn lại thì việc giảm cân mới hiệu quả.
Ăn khoai lang bao nhiêu là đủ?
Khoai lang dù có tốt thế nào chăng nữa cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn. Theo khuyến cáo, dù có thích mê đi nữa thì mỗi bữa bạn cũng chỉ nên ăn không quá 3 lạng/bữa. Bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi.
Trong khoai lang có chất đường, ăn nhiều nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu để phá hủy chất men.
Và đặc biệt chú ý, những người bị loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, nhu động dạ dày không được ăn nhiều để tránh khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Cách chọn và ăn khoai phù hợp với sức khỏe
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại khoai với giá cả khác nhau, một phần vì độ ngon ngọt, một phần vì được đánh giá về chất lượng dinh dưỡng:
Khoai lang tím
Khoai lang tím thường có giá cao các loại khoai lang khác. Theo khoa học, khoai lang tím giàu chất anthocyanin, chất này có nhiều ở phần vỏ. Theo nghiên cứu (tác giả David Heber, Đại học Harvard), chất anthocyanin có thể cắt được cơn đau tim, giảm thiểu các tổn thương não liên quan đột quỵ và ngăn cản sự tạo thành các cục máu đông trong lòng mạch máu.
Khoai lang mật
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang mật rất cao và khá khó trồng nên khoai lang mật được coi như một món thượng phẩm. Khi ở dạng củ tươi và chế biến liền, bạn sẽ không sử dụng được hết lượng chất dinh dưỡng có trong loại củ này. Sau khi thu hoạch, nên để một thời gian cho khoai lang mật héo đi thì lượng mật đường trong củ mới dồi dào và có thể dùng để làm nguyên liệu chính cho các món ăn không đường.
Khoai lang trắng
Khoai lang trắng thường mọc ở vùng đồi núi có nhiều chất xơ và lượng đường nhất. Chiết xuất thành phần caiapo từ củ khoai lang trắng có thể kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh đái tháo đường tuýp 2. Chất này đã được Nhật Bản điều chế thành dược phẩm bổ sung dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
Nguồn: [Link nguồn]
Khoai lang nướng phô mai không còn xa lạ nhưng nếu thêm chút mật ong vào sẽ làm cho khoai thêm ngọt, bùi lại thơm ngậy vô...