Rau cải: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân'

Sự kiện: Sống khỏe

Rau cải có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, vitamin có lợi cho cơ thể. Rau cải cũng hỗ trợ chữa nhiều bệnh rất hiệu quả. Thế nhưng với một số người 'đại kỵ' với rau cải thì ăn loại rau này lại có thể 'rước họa vào thân'.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Những tác dụng tuyệt vời của rau cải với sức khỏe

Hỗ trợ hệ tiêu hóa và táo bón: Cải xanh chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, chất nhầy. Chất nhầy sẽ hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ giúp bạn ngăn ngừa táo bón.

Phòng chống ung thư bàng quang

Nếu ăn cải xanh hàng ngày với một lượng nhất định, có thể ngăn ngừa được ung thư bàng quang, một trong số những ung thư hiện nay đang gặp rất nhiều ở những người lớn tuổi. Lý do, người già thường uống nước ít, vận động không nhiều, lượng nước đọng lại trong đường tiểu, từ đó các vi khuẩn làm cho dễ phát sinh các bệnh lý, do đó dẫn tới ung thư.

Tốt cho tim mạch

Trong cải xanh có hoạt chất có tác dụng kiềm chế cholesterol, hấp thu bài tiết ra phân. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể bạn.

Rau cải: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' - 2

Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường

Trong rau cải xanh có nhiều chất xơ, ăn nhiều rau có thể chống đói, không sợ sinh ra calo.

Hỗ trợ ngăn ngừa bướu cổ

Bướu cổ thường xảy ra nhiều ở phụ nữ do thiếu lượng i-ốt. Trong rau cải xanh có chứa chất ngăn ngừa bướu cổ ở người cường tuyến giáp, đối với người suy tuyến giáp lại không nên sử dụng cải xanh.

Tăng sức đề kháng

Trong rau cải xanh có chứa nhiều vitamin C, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.

Chữa viêm ruột

Trong rau cải xanh chứa chất có tác dụng giảm nhu động ruột, ức chế chất gây viêm màng ruột. Do đó, nó giúp ngăn ngừa viêm ruột.

Chống lão hóa da

Đối với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn.

Rau cải: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' - 3

Chữa bệnh gout

Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản. Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh.

Dùng cải xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả. Đồng thời, bệnh nhân gout có thể lấy cải bẹ xanh giã nát và đắp vào chỗ đau.

Những người 'đại kỵ' với rau cải

Người bị đau dạ dày

Những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải vì khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống.

Người bị sỏi thận

Rau cải là một trong những loại rau có hàm lượng oxalic cao. Bệnh nhân sỏi thận nên tránh các thực phẩm có chứa axit oxalic vì các axit oxalic ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm.

Người bị táo bón

Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Rau cải: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' - 4

Bà bầu có hội chứng trào ngược

Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải nên thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

Người bị viêm đường tiêu hóa

Đối với những người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải thảo sống như kim chi, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.

Những sai lầm khi rửa rau củ khiến vẫn 'đọng' thuốc trừ sâu

Nhiều người cho rằng, rau chỉ cần rửa 2-3 nước là sạch, khi nấu lên các vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế để rau thực sự sạch thì cách rửa phải cầu kỳ hơn thế rất nhiều. Theo tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm - Sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, nếu chỉ rửa 2-3 nước khó có thể loại bỏ được tối đa tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.

Các chuyên gia ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) đã lấy ngẫu nhiên 104 mẫu rau thuộc 8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất như xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải xanh, rau đắng, rau tần ô (cải cúc), rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế...) từ một số chợ để nghiên cứu, làm xét nghiệm. Kết quả, có những loại rau bị nhiễm ký sinh trùng 100% như xà lách xoong, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô, rau má. Số còn lại như xà lách, rau muống, rau gia vị cũng bị nhiễm ký sinh trùng 92,3%.

Sau đó các rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại. Kết quả cho thấy sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%. 

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn rau muống mùa hè cần chú ý điều này để khỏi rước bệnh vào thân

Rau muống là loại rau được người Việt ưa thích nhất trong mùa hè nắng nóng. Nếu không biết ăn đúng cách, bạn có thể...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Thuận ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN