Quảng Ngãi: Trái dại vị chua ngọt - "anh em" của măng cụt ăn chơi nay thành đặc sản "hút khách"
Tuy chỉ là trái dại để ăn chơi cho vui, nhưng với vị chua ngọt pha lẫn khá đặc biệt của măng cụt rừng đã thu hút và được nhiều người tìm mua, đặc biệt là giới trẻ ở vùng thành thị.
"Măng cụt rừng", đó là sự ví von của nhiều người khi nói về trái bứa rừng, loại cây vốn mọc hoang dại khá nhiều ở vùng miền núi Quảng Ngãi.
Tuy có màu sắc khác
Nhưng bên trong lớp vỏ dày, phần ruột cũng được chia thành nhiều múi như măng cụt.
Bứa rừng có kích cỡ như trái măng cụt nhưng màu sắc thì khác, lúc non là xanh và khi chín ngả sang vàng. Tuy nhiên phần ruột bứa được bao bọc phía bên trong của lớp vỏ dày, cũng được chia thành nhiều múi nhỏ như măng cụt. Chính vì sự tương đồng này mà bứa được ví là "măng cụt rừng".
Có vị ngọt chua khá đặc biệt, bứa rừng được nhiều người ưa thích, nhất là lớp trẻ.
Cũng như nhiều loại cây trái dại khác, người dân ở miền núi của tỉnh cho biết, bứa rừng là vốn mọc hoang khá nhiều. Ngày trước chỉ cần ra bìa rừng ở gần nhà là có thể tìm thấy, tuy nhiên thời gian gần đây do bị người dân chặt phá bỏ để lấy đất trồng bạch đàn, keo nên ngày một hiếm dần. Vì vậy phải vào sâu trong rừng mới tìm thấy bứa.
Thu hái bứa rừng.
Mùa bứa rừng chín hàng năm ở Quảng Ngãi thường bắt đầu từ khoảng tháng 8, kéo dài khoảng 2 tháng sau thì hết. Bứa rừng thu hoạch được người dân bày bán dọc ven đường trước nhà, nhiều nhất là dọc tuyến giao thông ở gần trung tâm huyện Trà Bồng, với giá từ 25-30.000 đồng/chục.
Một điểm bán bứa rừng ở gần trung tâm thị trấn Trà Bồng, huyện Trà Bồng.
Ngoài để ăn như nhiều loại quả khác, quả bứa còn được sử dụng để tạo hương vị chua khi nấu cari, làm gia vị kho cá và siro trong mùa nóng. Lá và hạt có vị chua nên được thái nhỏ nấu canh chua.
Món bánh tráng mắm ruốc với mùi thơm đặc trưng quyến rũ bất kỳ ai khi đi qua những hàng ăn. Đây là món ăn vặt được...
Nguồn: [Link nguồn]