Phần thịt nhiều người mua xong thẳng tay vứt bỏ nhưng nhiều người lại coi là "thần dược", biết công dụng này bạn sẽ biết nên ăn hay không

Nói về giá trị dinh dưỡng thì phần bì lợn cũng là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng khi chọn thịt lợn, nhiều bà nội trợ thẳng tay lược bỏ bì ngay từ khâu chế biến.

Ra chợ mua thịt lợn, nhiều bà nội trợ khéo léo chỉ cần xin là người bán thịt sẵn sàng cho không bì lợn, thậm chí còn được mời chào vì rất nhiều người mua thịt xong yêu cầu người bán lọc bỏ bì lợn.

Bì lợn được ví như một vị thuốc bổ. Ảnh minh họa

Bì lợn được ví như một vị thuốc bổ. Ảnh minh họa

Xét về dinh dưỡng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu so sánh hàm lượng thịt lợn và bì lợn thì bì lợn có hàm lượng protein cao gấp 2,5 lần, hàm lượng carbohydrate cao gấp 4 lần, trong khi hàm lượng chất béo chỉ chứa một nửa.

Hàm lượng protein có trong bì lợn chứa nhiều thành phần cốt giao (gelatin và collagen) rất cần cho cấu tạo cơ thể - nó như chất xi măng để gắn kết các tế bào lại với nhau thành mô cơ thể vững chắc. Tất cả các mô, từ da, lông, tóc, thịt, xương và mô liên kết đều cần phải có chất cốt giao này để gắn kết lại.

Không chỉ vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng bì lợn như một vị thuốc bổ, đặc biệt có tác dụng bổ âm. Phụ nữ ăn món này với số lượng phù hợp có tác dụng giữ ẩm cho làn da, làm cho tóc sáng bóng, giảm lão hóa, làm mờ các vết nhăn nheo trên da…

Với những người khỏe mạnh mỗi tuần chỉ nên ăn 1- 2 lần. Ảnh minh họa

Với những người khỏe mạnh mỗi tuần chỉ nên ăn 1- 2 lần. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, thực tế trước đây những người làm nghề mổ lợn thường đun nước nóng để cạo lông, nhưng hiện nay họ thường cạo lông sống. Chân lông vẫn còn ở lại bì, lông này rất cứng, khi ăn vào có thể gây tổn thương màng ruột, dạ dày.

Để khắc phục nhược điểm đó, sau khi mua bì lợn về tốt nhất nên dội nước nóng vào miếng bì lợn rồi lấy dao cạo sạch chân lông, làm sạch bằng cách xát muối luộc sơ qua, sau đó lọc bỏ lớp mỡ dưới da, chỉ nên ăn phần da.

Lưu ý, chỉ ăn bì lợn với liều lượng vừa phải, ăn kèm với các thực phẩm khác. Với những người khỏe mạnh mỗi tuần cũng chỉ nên ăn 1- 2 lần để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

4 công dụng đáng ghi nhận của bì lợn với sức khỏe

Tăng cường miễn dịch

Không chỉ chứa hàm lượng lớn protein mà da heo còn rất giàu carbohydrate, chúng đều là những dưỡng chất có tác dụng bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời giúp hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch.

Bì lợn không thể thiếu trong một số món ăn. Ảnh minh họa

Bì lợn không thể thiếu trong một số món ăn. Ảnh minh họa

Giúp xương chắc khỏe

Bì lợn chứa nhiều collagen - thành phần quan trọng quyết định sự chắc khỏe của xương, vẻ đẹp của mái tóc và phần móng. Chính vì vậy, việc bổ sung những món ăn làm từ bì lợn vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bảo vệ xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

Bổ máu

Theo Đông y, bì lợn có tính mát, vị ngọt dễ ăn, có lợi ích giúp hoạt huyết, bổ máu, cầm máu… Vì vậy, đây là thực phẩm vô cùng phù hợp với những người thường xuyên gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Nếu sử dụng bì lợn đúng liều lượng trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu.

Chăm sóc sắc đẹp

Một hàm lượng lớn collagen trong bì lợn cũng có tác dụng cụ thể trong việc làm đẹp da. Bì lợn có thể thúc đẩy các tế bào da hấp thụ và lưu trữ nước để ngăn ngừa nếp nhăn gây da khô. Ăn một lượng vừa phải món đặc biệt này có thể giúp cho làn da căng mịn và trơn bóng.

Nguồn: [Link nguồn]

Những phần thịt lợn rất dễ nhầm lẫn, dù người sành đi chợ cũng cần nhìn kỹ

Nếu bạn trả lời đúng hết những câu hỏi này chắc hẳn phải rất sành sỏi và đam mê nấu nướng!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN