Phần giá trị nhất của quả gấc, nhiều người không biết vứt đi
Ngoài phần ruột đỏ, các bộ phận khác của quả gấc cũng có thể sử dụng được và mang đến lợi ích nhất định đối với sức khỏe.
Quả gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm.
Quả gấc bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam, hạt màu nâu thẫm. Ở Việt Nam có 3 loài là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai.
Thông thường gấc được dùng để đồ xôi hoặc tạo màu cho món ăn. Tuy nhiên, mọi người thường chỉ lấy phần cùi gấc rồi vứt bỏ vỏ, hạt, màng và đó là sự lãng phí. Thực tế, phần giá trị nhất của quả gấc, được xem là "tiên dược" hỗ trợ chữa nhiều bệnh chính là hạt gấc.
Đông y gọi hạt gấc là mộc miết tử (ba ba gỗ) vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng.
Hạt gấc chủ yếu là dùng ngâm với rượu bôi ngoài không kể liều lượng. Nó được dùng trong những trường hợp té ngã, bị thương, sang độc, sưng vú, sưng thũng hậu môn…
Nghiên cứu hiện đại cho biết trong nhân hạt gấc có 55,3% chất lipít (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… có tác dụng trị đau khớp và các vết thương rất hiệu quả.
Để chế thuốc, cần sấy hay phơi khô cả hạt và màng gấc bao quanh hạt cho đến khi cầm hạt không thấy dính tay nữa, tức đã se màng, thì lấy dao nhọn bóc lấy màng đỏ. Với màng này người ta dùng chế ra dầu gấc, mà thành phần chủ yếu là beta-caroten, lycopen, alphatocopherol… Beta-caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Lượng beta-caroten của gấc cao gấp đôi cà rốt.
Hạt gấc đa số dùng bằng cách ngâm với rượu sau đó thoa bóp ngoài da, dùng trong những trường hợp té ngã, bị thương, sưng,... (Ảnh minh họa)
Một số cách chữa bệnh bằng hạt gấc
1. Chữa sang chấn: Dùng rượu hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn có tác dụng tốt gần như mật gấu, vì thế cây gấc còn được mệnh danh là “cây mật gấu”. Bôi đi bôi lại nhiều lần cho đến khi khỏi, cứ rượu khô là lại bôi.
2. Trị đau răng, họng, chảy máu răng, miệng, lưỡi: Hớp 1 ngụm rượu vào miệng, ngậm 30 phút sáng và chiều. Không được nuốt vì hạt gấc có độc.
3. Trị đau khớp, vết cắn, vết thương do đụng giập, ngã: Dùng bông gòn y tế, chấm rượu gấc xoa lên chỗ đau, có tác dụng tốt gần như mật gấu.
4. Chữa trĩ: Có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
5. Chữa sưng vú: Nhân hạt gấc giã với một ít rượu 30-40 độ đắp lên chỗ sưng đau.
6. Chữa mụn nhọt, ghẻ lở: Nhân hạt gấc mài với nước, bôi.
Cách làm rượu hạt gấc chữa bệnh
Đem hạt gấc gồm cả màng đi phơi hoặc sấy khô đến khi cầm vào không thấy dính tay nữa thì bóc lớp màng đi và tiếp tục phơi hoặc sấy ở điều kiện 60 - 70 độ C nữa. Lớp màng sẽ dùng để làm dầu gấc còn phần hạt đem sao vàng hạ thổ sau đó đập giập và ngâm với rượu gạo 45 - 50 độ, sau 10 ngày là có thể dùng để chữa: đau răng, chảy máu ở chân răng, đau nhức xương khớp,...
Lưu ý: Các chế phẩm từ hạt gấc chỉ được dùng ngoài, không dùng đường uống để tránh bị ngộ độc. Trước khi sử dụng hạt gấc để chữa bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Nguồn: [Link nguồn]
Người xưa có câu “Nhất phao câu, nhì đầu, cánh“. Phao câu là bộ phận chắc và béo ngậy hơn hẳn. Thế nhưng, phao câu gà lại là nơi tập trung nhiều độc tố nhất.