Ớt cực tốt nhưng cũng 'cực độc' với những người này

Ớt là một loại gia vị có nhiều tác dụng và được nhiều người yêu thích. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều ớt cay sẽ gây ra những tác hại khôn lường đối với sức khỏe.

Ớt là một loại quả thuộc họ Cà (Solanaceae). Ngày nay, ớt được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau giúp ăn ngon miệng hơn và làm thuốc phòng tránh một số bệnh.

Lợi ích của ăn ớt

So với cam, ớt giàu hơn hẳn về lượng vitamin C, sắt, canxi, phốt pho và vitamin nhóm B. Mỗi 100 g ớt cay tươi chứa tới 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi. Lượng vitamin C phong phú có thể khống chế bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol.

Trong ớt cay có tới 1390 mg beta-caroten - một trong những nguồn tốt nhất cung cấp caroten, diệp hoàng tố, là chất chống ôxy hóa có tác dụng chống cảm mạo, phong hàn.

Khi cắn một miếng ớt, vị cay kích thích mạnh sẽ khiến não bộ bài tiết chất hóa học làm giảm bớt đau đớn và sinh ra một chút khoái cảm. Gần đây, đã có người thử dùng ớt cay để chữa trị chứng bệnh đau đầu nghiêm trọng mang tính thần kinh và hiệu quả rất tốt.

Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà trong việc điều chỉnh mỡ máu cũng rất có tác dụng. Các nghiên cứu của nước ngoài đã cho thấy chuột sau khi ăn đồ ăn có ớt, lượng cholesterol trong máu giảm rõ rệt.

Trong ớt cay có những chất đặc biệt có thể đẩy nhanh sự trao đổi chất để đạt được hiệu quả đốt chất béo trong cơ thể, nên có tác dụng trong việc giảm béo. Chất này còn có thể thúc đẩy bài tiết hoóc môn nên cũng có tác dụng làm đẹp da.

Ớt cực tốt nhưng cũng 'cực độc' với những người này - 1

Những tác dụng phụ nguy hiểm khi ăn nhiều ớt cay

Ớt tươi có chứa vitamin C, B1, B2, cartonrin, canxi, photpho, sắt, tốt cho sức khỏe, có tác dụng bảo vệ cơ thể, phòng tránh một số bệnh, đồng thời giúp ăn ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều ớt trong bữa ăn hàng ngày sẽ dẫn đến hủy hoại sức khỏe bởi chất tạo vị cay trong trái ớt có tác dụng kích thích rất mạnh lên cổ họng và niêm mạc đường ruột. Do đó khi bạn đưa vào cơ thể một lượng ớt vượt ngưỡng an toàn có thể gây tăng huyết áp, tổn thương dây thần kinh.

Tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày

Ăn nhiều ớt cay cũng ảnh hưởng đến dạ dày, có thể gây viêm dạ dày, nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản gây bỏng nóng rát sau xương ức. Ớt cay cũng có thể kích thích khởi phát cơn đau viêm loét dạ dày - tá tràng ở những người có bệnh trước đó..

"Ăn một lượng ớt vừa đủ sẽ có tác dụng chống ung thư và một số bệnh khác, nhưng nếu tiêu thụ nhiều có thể dẫn đến ung thư và làm cho tình trạng bệnh đã mắc trở nên nặng hơn và làm nghiêm trọng thêm một số bệnh đã mắc phải như dạ dày, viêm da, viêm gan...", trang The Heath dẫn lời từ các nhà nghiên cứu khoa học Mỹ.

Làm vết thương nghiêm trọng hơn sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, vết thương rất cần có thời gian để lành lặn, cần hết sức tránh những thực phẩm cay, nóng. Ớt lại có tính nóng, ăn nhiều dễ gây lở loét, nóng rát. Vì vậy, bạn nên tiêu thụ một lượng ớt vừa phải sau phẫu thuật để tránh những triệu chứng không đáng có.

Gây nhiệt miệng, lở miệng, nóng trong người

Theo Đông y, "nóng trong người" hay gọi là bị "nhiệt" có các biểu hiện nổi mụn nhọt và tổn thương da, lở miệng, khô nứt môi, cảm giác nóng rát ở thượng vị, hay ợ nóng, rát sau xương ức, bứt rứt, khó ngủ, đi tiêu khó.

Ăn ớt nhiều và ớt quá cay có thể gây bỏng ở miệng, lở miệng, có thể nổi mụn nhọt, nóng rát vùng dạ dày, đi tiêu có cảm giác nóng rát ở hậu môn..., nên cũng có thể gọi là gây "nóng trong người". Vì vậy, nếu ăn ớt thì nên vừa đủ, không nên dùng quá nhiều.

Nguy hiểm từ bột ớt

Trong bột ớt có chứa Aflatoxin và các hợp chất N-nitroso, các chất này có thể là nguyên nhân gây ngộ độc và ung thư.

Tuy ớt chứa hàm lượng vitamin C phong phú, betacarotene tốt cho sức khỏe nhưng không phải người nào cũng có thể dùng, nhất là những người có hội chứng đại tràng kích thích thì nên hạn chế ăn bột ớt cay, vì vị cay của ớt có hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương dạ dày, nếu nặng thì có thể gây ung thư dạ dày.

Ớt cực tốt nhưng cũng 'cực độc' với những người này - 2

Những người tuyệt đối không nên ăn ớt

Những người bị bệnh trĩ

Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.

Người bị viêm loét dạ dày mãn tính, viêm thực quản

Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.

Phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ có thai, việc ăn cay không ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ. Nhưng theo các nhà khoa học, mẹ ăn cay khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho trẻ sau này. Còn theo kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn quá cay, con sinh ra dễ bị rôm sảy, nóng nhiệt trong người.

Người mắc bệnh về da

Ăn ớt trong khi viêm da, mắc các bệnh về da thì sẽ nặng hơn và khó khỏi.

Những người thể trạng kém: Nếu ăn cay không những khiến các triệu chứng trên nặng hơn mà còn dẫn đến xuất huyết, dị ứng, nếu nghiêm trọng còn gây viêm nhiễm.

Phụ nữ đang cho con bú

Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.

Những người đang điều trị bằng thuốc đông y

Những người này nên kiêng ăn ớt, bởi nếu dùng ớt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

Người bị bệnh về mật

Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.

Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi

Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao, tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là tử vong.

Mướp đắng là ‘thần dược’ tránh ung thư, nhưng đại kỵ với một số người

Mướp đắng không chỉ là một loại nguyên liệu trong ẩm thực, mà còn có nhiều đặc tính dược lý như thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát,...Tuy nhiên, có một số điểm bạn cần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN