Nữ sinh Việt 'thoát cửa tử' khi nồi áp suất phát nổ: Nguyên nhân từ cách dùng phổ biến!

Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

"Lúc đó mình chỉ khóc và khóc thôi, vì vừa cô đơn vừa lo sợ mặt sẽ xấu, người sẽ có sẹo" - Yến Vy kể lại.

Mới đây trên nền tảng Threads, chủ tài khoản Yến Vy (@yens_zyy) đã chia sẻ về trải nghiệm "thoát khỏi cửa tử" mà bản thân mới gặp phải trong quá trình nấu nướng, cụ thể là bị bỏng do nồi áp suất phát nổ.

Mới đây trên nền tảng Threads, chủ tài khoản Yến Vy (@yens_zyy) đã chia sẻ về trải nghiệm "thoát khỏi cửa tử" mà bản thân mới gặp phải trong quá trình nấu nướng, cụ thể là bị bỏng do nồi áp suất phát nổ.

Được biết Yến Vy đang là du học sinh tại Hàn và sống cùng nhà người thân là dì ruột. Cách đây 1 tuần, sau khi dì và em gái hầm canh xương ở nồi áp suất, Yến Vy được nhờ nêm gia vị. Sự việc đáng tiếc xảy ra khi cô bạn cố gắng mở nồi áp suất dù thấy nắp nồi bị đóng rất chặt. Ngay sau khi mở được thì nồi lập tức phát nổ khiến thức ăn bên trong văng tung tóe ra ngoài. Phía trên là hình ảnh bếp cùng chiếc nồi áp suất "nổ cái đùng" theo lời kể của Yến Vy, khiến thức ăn văng tùm lum ra bếp. Được biết, loại nồi mà gia đình dì Yến Vy sử dụng là nồi áp suất nấu ga. Kiểu nồi này có thiết kế như nồi nấu thông thường nhưng phần nắp đậy được khóa chặt và kín. 

Bản thân Yến Vy đã chịu ảnh hưởng không nhỏ vì bị bỏng nhiệt từ nồi áp suất. May mắn là Yến Vy đã nhanh chóng tự sơ cứu kịp thời bằng cách lấy vòi hoa sen nhà tắm xịt vào mặt, tay ngâm nước lạnh và lập tức gọi xe cấp cứu. "Trước khi đi mình có cầm theo khăn với thau đựng nước lạnh, lên xe thì cứ đắp khăn liên tục vô mặt, hết lạnh thì nhúng nước, làm liên tục tới khi tới bệnh viện, nhưng mặt với người lúc đó rát khủng khiếp, người thì cứ run cầm cập không kiểm soát được" - Yến Vy chia sẻ lại cảm nhận kinh hoàng của bản thân khi bị bỏng nồi áp suất.

Bản thân Yến Vy đã chịu ảnh hưởng không nhỏ vì bị bỏng nhiệt từ nồi áp suất. May mắn là Yến Vy đã nhanh chóng tự sơ cứu kịp thời bằng cách lấy vòi hoa sen nhà tắm xịt vào mặt, tay ngâm nước lạnh và lập tức gọi xe cấp cứu. "Trước khi đi mình có cầm theo khăn với thau đựng nước lạnh, lên xe thì cứ đắp khăn liên tục vô mặt, hết lạnh thì nhúng nước, làm liên tục tới khi tới bệnh viện, nhưng mặt với người lúc đó rát khủng khiếp, người thì cứ run cầm cập không kiểm soát được" - Yến Vy chia sẻ lại cảm nhận kinh hoàng của bản thân khi bị bỏng nồi áp suất.

Nguyên nhân khiến nồi áp suất phát nổ là do 1 lỗi sai cực phổ biến. Đó chính là không đợi nồi giảm áp suất mà đã cố gắng mở nồi.

Nguyên nhân khiến nồi áp suất phát nổ là do 1 lỗi sai cực phổ biến. Đó chính là không đợi nồi giảm áp suất mà đã cố gắng mở nồi.

Với nồi dùng áp suất, bạn cần có những lưu ý sau:

Cách lấy thức ăn ra khỏi nồi an toàn

Các cách để lấy thức ăn ra khỏi nồi áp suất an toàn

Các cách để lấy thức ăn ra khỏi nồi áp suất an toàn

Nồi áp suất điện có nhiệt độ và áp suất cao, vì thế khi lấy thức ăn ra khỏi nồi bạn phải cẩn thận: 

- Bước 1:Tắt điện trước khi lấy thức ăn ra ngoài bạn nhé. Nên nhớ giảm nhiệt độ và áp suất xuống thấp nhất. Không nên mở nồi ngay khi vừa ngắt điện.

* Có một số cách để giảm áp suất xuống thấp như sau:

+ Chờ 10 đến 20 phút cho cho áp suất giảm xuống mức thấp nhất. Đây là cách tốn nhiều thời gian nhưng rất an toàn.

+Bạn có thể giảm áp suất nhanh bằng cách vặn nút xả áp trên nắp. Lưu ý tránh cho hơi nước nóng trực tiếp vào mặt nhé, vì có thể gây ra bỏng đấy.

+ Có cách đặt nồi dưới vòi nước cho làm lạnh nhanh và giảm áp suất. Tuy nhiên cách này thì không được sử dụng với nồi điện.

- Bước 2: Sau khi áp suất đã giảm thì bạn mở nắp ra và cho thức ăn ra ngoài là được. 

Nữ sinh Việt 'thoát cửa tử' khi nồi áp suất phát nổ: Nguyên nhân từ cách dùng phổ biến! - 7

Xả áp là một bước quan trọng khi dùng nồi áp suất. Khi thực phẩm đã chín, đừng mở nắp nồi ngay, bạn cần xả hơi thông qua van áp suất , để nồi tản bớt hơi nóng rồi mới mở nắp ra. Nếu bạn định dùng nước lạnh làm nguội nồi thì cần chú ý không để nước đổ vào van hay ống thoát hơi, như vậy việc hạ nhiệt độ của nồi sẽ an toàn hơn. Và vì Yến Vy không xả áp cộng thêm việc cố vặn mở nắp nồi đã trở thành nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nổi bị bùng hơi nóng và phát nổ.

Lưu ý khi nắp nồi không còn bị áp lực bên trong làm gắn chặt vào thanh gài thì lúc đó, bạn hãy xoay nắp thật chậm để hơi nóng bên trong thoát ra. Khi mở nắp nồi, bạn nên nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng không bốc vào mặt. Sau mỗi lần sử dụng người dùng nên vệ sinh van ống xả để bảo đảm an toàn khi sử dụng nồi áp suất.

Mẹo vặt nấu ăn bằng nồi áp suất

Các mẹo vặt sử dụng nồi áp suất điện cho món ăn ngon nhiều dinh dưỡng

Các mẹo vặt sử dụng nồi áp suất điện cho món ăn ngon nhiều dinh dưỡng

Sau đây là một số mẹo nấu ăn bằng nồi áp suất giúp món ăn của bạn vừa ngon, vừa nhiều dinh dưỡng mà quá trình nấu cực kỳ đơn giản. Bạn nên chuẩn bị các thực phẩm sẵn sàng, tẩm ướp nếu cần thiết tùy vào món ăn:

- Đối với thịt heo, thịt bò hay thịt gà bạn nên ướp thịt trước khi nấu, điều này sẽ khiến thức ăn thơm ngon hơn và thấm đều gia vị. Bạn có thể xào sơ qua chảo dầu trước để gia vị thơm hơn.

- Đối với hải sản: Khi mua về nhớ rửa sạch sau đó cho vào rổ hấp thêm khoảng 200ml nước. Đây là món hấp, đối với các món khác bạn nên chế biến sao cho phù hợp.

- Các loại đậu khô: Rửa sạch và ngâm nước ấm từ 4 - 6 giờ. Sau đó bạn rửa đậu và để cho ráo nước. Tiếp đến cho vào nồi thêm nước sao cho phù hợp với từng món ăn.

- Các loại rau xanh hay các loại củ: Rửa sạch và cho vào rổ hấp. Rau củ rất nhanh chính chỉ cần tầm 5 phút và cho khoảng 125ml nước là được.

Mùi thơm của món ăn từ gian bếp có thể chữa lành mọi nỗi buồn nhưng nếu không cẩn thận, nguy hiểm rình rập bất cứ lúc nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nghi (t/h) ([Tên nguồn])
Mẹo vặt nấu ăn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN