Nòng nọc và những đặc sản Tây Bắc độc lạ “thách thức” những tín đồ ẩm thực

Bên cạnh những món ăn phổ biến như thịt trâu gác bếp, xôi tím, cơm lam...Tây Bắc còn có những đặc sản độc lạ thu hút sự tò mò của du khách như rêu đá, nộm hoa ban, chuột núi nướng...

Nòng nọc và những đặc sản Tây Bắc độc lạ “thách thức” những tín đồ ẩm thực - 1

Rêu đá Tây Bắc: Dường như rêu là một đặc sản độc lạ mà ông trời ban cho núi rừng Tây Bắc vì những nơi khác cũng có rêu đá; nhưng người ta không biết cách chế biến và rêu ở đó cũng không được sạch như ở đây. Rêu thường mọc bám vào các gờ đá ở nơi lòng suối; chúng có quanh năm nhưng có lẽ mùa xuân là mùa rêu ngon nhất.

Nòng nọc và những đặc sản Tây Bắc độc lạ “thách thức” những tín đồ ẩm thực - 2

Rêu đá sau khi thu hoạch sẽ được người dân nơi đây dùng tấm gỗ giã lên những đám rêu rồi rửa sạch nhiều lần. Cách sơ chế này sẽ giúp rêu sạch hơn và khi chế biến món ăn cũng ngon hơn nhiều. Món rêu đá có thể chế biến nhiều món khác nhau: rêu hấp; canh rêu, rêu xào, nộm rêu, rêu nướng. Tuy nhiên đối với nhiều người món rêu ngon nhất chính là rêu nướng với than hồng.

Nòng nọc và những đặc sản Tây Bắc độc lạ “thách thức” những tín đồ ẩm thực - 3

Nộm hoa ban: Ở miền Tây Bắc tháng 3; khi những bông hoa đào, hoa mận phai nhạt là lúc hoa ban nở rộ phủ trắng núi rừng. Trong các món ăn ngon được chế biến từ hoa ban; thì măng nộm hoa ban chính là món ăn truyền thống không thể thiếu của đồng bào người Thái.

Nòng nọc và những đặc sản Tây Bắc độc lạ “thách thức” những tín đồ ẩm thực - 4

Ngoài hai nguyên liệu chính là hoa ban và măng thì món ăn này còn có thịt cá suối nướng tạo nên hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Khi thưởng thức món măng nộm hoa ban; du khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của nhiều hương vị: chua, cay; mặn, ngọt, đắng, bùi mà không phải món ăn nào cũng có được.

Nòng nọc và những đặc sản Tây Bắc độc lạ “thách thức” những tín đồ ẩm thực - 5

Sâu tre nướng là một đặc sản độc lạ của Tây Bắc nổi tiếng ngon và hiếm; người có tiền chưa chắc đã mua được. Sâu tre có hàm lượng đạm cao; giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.

Nòng nọc và những đặc sản Tây Bắc độc lạ “thách thức” những tín đồ ẩm thực - 6

Đúng với tên gọi của mình, loại sâu này sống kí sinh trong thân cây tre làm ngọn tre bị héo; đốt tre bị co rúm , ngắn lại khác thường. Sâu tre sinh sôi nảy nở và béo nhất vào đầu tháng chín kéo dài đến cuối tháng mười.

Nòng nọc và những đặc sản Tây Bắc độc lạ “thách thức” những tín đồ ẩm thực - 7

Sâu tre có thể hấp hoặc chao trên dầu nóng chấm kèm với nước măng chua; nhưng để giữ vị ngọt đặc trưng nhất của món ăn này là đem nướng. Chúng ta nên nướng sâu tre trong chính cây tre mà chúng kí sinh. Tại vì sâu tre sống trong thân cây tre đã có giá trị sinh dưỡng cao; khi nướng trong thân tre, nước ngọt trong thân tre sẽ làm chín chúng.

Nòng nọc và những đặc sản Tây Bắc độc lạ “thách thức” những tín đồ ẩm thực - 8

Chuột núi được thui trên than hồng cho da chuột vàng rộm, mới đem dao mổ bỏ phần ruột, chỉ giữ lại lá gan. Sau đó, những gia vị cần thiết được chế biến rất tỉ mỉ từ rau mùi, rau răm, thảo dược, đậu xanh... được giã nhuyễn và nhồi vào phía trong con chuột giống như đầu bếp nhồi thịt vào trong quả mướp đắng.

Nòng nọc và những đặc sản Tây Bắc độc lạ “thách thức” những tín đồ ẩm thực - 9

Chuột được thui một lần nữa cho ra mỡ, sau đó mới đưa vào một nồi đất để đồ xôi, và người dân tộc Thái gọi đó là "xôi chuột". Món xôi này cũng giống như xôi chim, tuy có phần lạ nhưng rất ngon và không đem lại cảm giác ngấy.

Nòng nọc và những đặc sản Tây Bắc độc lạ “thách thức” những tín đồ ẩm thực - 10

Nòng nọc xào măng: Nòng nọc sau khi được bắt về và rửa sạch, người ta sẽ dùng dao để lấy phần ruột ra rồi mang chế biến bằng cách nấu canh, xào sả ớt, nướng,… Nhưng nổi tiếng nhất là món nòng nọc om măng. Nguyên liệu sử dụng cho món ăn "kinh dị" này là măng rừng tươi, nòng nọc bắt sống, mẻ, hành lá được cho vào theo đúng thứ tự rồi xào chung.

Ảnh: Internet.

Ảnh: Internet.

Da trâu thối: Món này còn có tên gọi khác là "năng min", một đặc sản của dân tộc Thái. Da của con trâu được cắt và lọc ra, còn giữ nguyên phần lông. Sau đó, người ta sẽ cho vào cuốn lá chuối, ủ trong khoảng hai ngày. Mùa hè với thời tiết nóng là điều kiện thuận lợi nhất để chế biến món này, vì nhiệt độ cao sẽ làm cho da trâu nhanh "thối" hơn. Khi mùa đông đến, người ta phải ủ thêm nhiều ngày hơn mới có thể chế biến.

Những quả ”dại” ăn hoài hồi nhỏ: loại thăng hạng thành đặc sản, loại cực kỳ hiếm gặp

Nếu nhận ra hết những loại quả này, bạn không chỉ có một "tuổi thơ dữ dội" mà còn sở hữu trí nhớ cực đáng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Thảo ([Tên nguồn])
Đặc sản 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN