Những thực phẩm tuyệt đối không nên hâm lại vì dễ thành “độc dược”
Rất nhiều người để tránh lãng phí đồ ăn nên có thói quen cất trữ thực phẩm thừa vào tủ lạnh đề hâm nóng dùng lại trong ngày hôm sau. Tuy nhiên với một số món, việc hâm đi hâm lại những thực phẩm này sẽ khiến chúng biến chất, không những không còn bổ dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
Cần tây. Cần tây thường được sử dụng để nấu canh, nấu lẩu hoặc xào thịt bò. Tuy nhiên loại rau này có thể sẽ trở nên độc hại nếu được hâm nóng lại bởi trong cần tây có chứa nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit - một chất có khả năng gây ung thư. Do vậy, nếu bạn đã nấu súp hay canh có thành phần là cần tây, bạn nên ăn hết chúng trong một bữa, nếu còn thừa, tốt nhất bạn nên loại bỏ hết cần tây trong món ăn rồi mới hâm phần còn lại.
Trứng. Trứng là một trong những loại thức ăn thừa không bao giờ được hâm nóng sau khi đã nấu chín. Trứng không nên tiếp xúc nhiều lần với nhiệt. Trứng luộc, hấp và rán có lượng canxi, chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nhưng khi tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ của trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bạn.
Nấm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấm nên được ăn hết vào ngày chúng được nấu do hàm lượng protein phức tạp trong thực phẩm này. Khi nấu lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc có hại cho dạ dày. Ngoài ra, đun lại nấm hơn 1 lần cũng có thể làm tổn hại đến tim mạch. Nếu không muốn bỏ phí lượng nấm đã nấu từ hôm trước, bạn nên chấp nhận ăn lạnh sau khi lấy từ trong tủ lạnh ra.
Khoai tây. Khoai tây thực sự là một loại thực phẩm lành mạnh khi luộc nguyên vỏ. Tuy nhiên, nếu bạn hâm lại khoai tây trong lò vi sóng, toàn bộ chất dinh dưỡng có ích sẽ biến mất, thay vào đó là sự xuất hiện các chất có hại cho cơ thể con người. Nếu bạn không ăn hết khoai tây trong một bữa, bạn có thể bảo quản chúng cho ngày hôm sau bằng cách làm nguội khoai tây thật nhanh rồi cất vào tủ lạnh.
Cơm nguội. Cơm chỉ nên ăn ngay sau khi nấu. Bảo quản cơm trong tủ lạnh sau đó hâm nóng lại sẽ biến các bào tử gạo thành chất gây hại cho dạ dày. Các bào tử này sản sinh ra vi khuẩn và làm người ăn cảm thấy buồn nôn hoặc đổ bệnh.
Rau bina và xà lách mỡ. Hai loại rau xanh này không nên hâm nóng lại lần thứ hai. Chúng có chứa hàm lượng nitrat cao, vì thế khi hâm nóng lại, nitrat có thể bị phá vỡ và chuyển thành nitrit - một chất gây ung thư trong cơ thể. Nitrit ảnh hưởng đến mức độ oxy hóa trong máu, trở nên độc hại và gây ngộ độc thức ăn khi được hâm nóng.
Thịt gà. Thịt gà chứa một lượng lớn protein. Việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất là bạn hãy để món gà nguội đến nhiệt độ phòng sau đó ăn tiếp nếu còn thừa.
Củ dền và củ cải. Hai loại củ này rất bổ dưỡng và được coi là loại rau lành mạnh nhất. Đây cũng là nguyên liệu thông thường được sử dụng để chế biến các món hầm, súp. Nếu bạn hâm nóng lại món canh, hãy đảm bảo lấy hết củ cải và củ dền ra rồi mới hâm bởi lượng nitrat cao trong nguyên liệu này có thể làm cho chúng trở nên độc hại khi tiếp xúc với nhiệt lần thứ hai.
Bánh trung thu rất ngọt nên người gan nhiễm mỡ không nên ăn nhiều vì đường dễ tích tụ làm bệnh trầm trọng hơn.