Những thực phẩm tốt cho phổi hậu COVID-19
Tỏi, gừng, bưởi, lê, táo, cà chua, củ cải… là những thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc chứng khó thở, ho kéo dài hậu COVID-19.
Phổi là cơ quan quan trọng, chịu trách nhiệm về hô hấp và giúp các tế bào duy trì hoạt động sống. Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy sau khi mắc COVID-19 nhiều người gặp phải các di chứng về phổi. Biểu hiện phổ biến là ho khan, hụt hơi, khó thở dai dẳng kéo dài trong vòng 3 tháng sau khi khỏi bệnh.
Theo các chuyên gia, để khắc phục tình trạng này, ngoài việc theo dõi và điều trị theo chỉ định, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho phổi người bệnh sau mắc COVID-19 nên dùng hằng ngày.
Quả lê
Lê tốt cho phổi và thời điểm tốt nhất để ăn lê là vào buổi sáng và trưa. Ảnh minh họa.
Theo y dược học cổ truyền, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, dưỡng huyết, nhuận trường, tiêu độc…
Thời điểm tốt nhất để ăn lê là vào buổi sáng và trưa. Nếu ăn vào buổi tối thì không nên ngủ ngay sau khi ăn lê. Lúc này đường và chất xơ được giải phóng trong cơ thể có thể làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ. Ngoài ra, không nên ăn lê khi đói vì chất xơ có thể làm hỏng màng nhầy của cơ thể.
Táo
Táo là thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa, trong đó có một flavonoid chống ôxy hóa là quercetin có tác dụng bảo vệ phổi khỏi tác hại của ô nhiễm không khí và khói thuốc. Quercetin cũng có trong rượu vang đỏ, trà và hành tây.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, những người ăn 5 quả táo trở lên mỗi tuần cũng giảm bớt nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trà xanh
Trà xanh có tác dụng chống ôxy hóa, loại bỏ các độc tố ra khỏi phổi, bảo vệ phổi trước các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất độc hại… Ngoài ra, lá trà xanh còn có tác dụng phòng chống các bệnh như ung thư phổi, giảm cholesterol trong máu, phòng viêm khớp, tim mạch, truyền nhiễm… Uống trà xanh giúp giảm đến 74-80% các gốc tự do phá hủy phổi và các tế bào. Đặc biệt, chất quercetin có trong trà xanh được ví như chất kháng histamin tự nhiên có khả năng làm chậm quá trình dị ứng trong cơ thể.
Thực phẩm chứa vitamin C
Thực phẩm chứa lượng vitamin C cao giúp phổi đưa oxy đến toàn bộ cơ thể một cách hiệu quả. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C tốt cho phổi là kiwi, ớt chuông xanh và đỏ, các loại quả có tép (cam, chanh, bưởi,…), cà chua, dâu, bông cải xanh, dứa, xoài và dưa hấu.
Tỏi
Thường xuyên ăn 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày từ 3-4 lần/tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh phổi. Ảnh minh họa.
Tỏi cung cấp một hàm lượng lớn flavonoid giúp sản sinh glutathione, giúp loại bỏ các độc tố. Những người thường xuyên ăn 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày từ 3-4 lần/tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh phổi lên tới 44%.
Gừng
Không chỉ là một loại gia vị giúp các món ăn thêm thơm ngon, gừng còn giúp tăng cường sức khỏe. Chức năng kháng viêm sẽ làm sạch những chất ô nhiễm còn sót lại trong phổi - nguyên nhân dẫn tới các vấn đề về sức khỏe.
Nghệ
Loại gia vị này có những giá trị sức khỏe cho phổi tương tự như gừng. Nghệ có đặc tính kháng viêm, bổ sung thêm một lượng lớn curcumin giúp loại bỏ các tế bào ung thư.
Các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt
Bên cạnh nhóm gia vị, các loại hạt cũng tốt cho phổi. Ảnh minh họa.
Các loại hạt như hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân, quả óc chó,... cung cấp cho cơ thể một lượng lớn khoáng chất và magie. Đây là những chất thiết yếu có tác dụng làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, từ đó làm giãn phế quản, giúp không khí dễ dàng đi qua đường thở tới các phế nang làm nhiệm vụ trao đổi khí cho hệ hô hấp.
Kết hợp các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, diêm mạch và lúa mì nguyên chất trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phổi mạn tính và cải thiện sức khỏe hô hấp.
Củ cải
Củ cải được chứng minh là làm giảm huyết áp và tối ưu hóa lượng ôxy, tất cả đều có thể giúp những người gặp khó khăn trong việc thở. Củ cải đường cũng chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho phổi, như magiê và kali.
Với hàm lượng vitamin C cao, củ cải trắng cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này có tác dụng kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, hỗ trợ việc chữa lành các mô và giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương. Đặc biệt củ cải trắng còn có chứa hoạt tính kháng virus và kháng khuẩn, giúp làm thông mũi ở những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh có tác dụng bổ phổi là rau cải ngọt, rau bina, cải xoăn, bắp cải... Trong đó, bắp cải có tác dụng thanh nhiệt giải độc và giảm ho, rất thích hợp cho người bệnh bị viêm phổi. Ngoài ra, những người bệnh bị viêm nhiễm cũng có thể dùng nhiều bắp cải cùng chế độ ăn uống hợp lý để làm dịu cơn sốt.
Kết hợp những thực phẩm tốt cho gan vào chế độ ăn uống là một cách tự nhiên và lành mạnh để giúp gan của bạn hoạt động tốt nhất.
Nguồn: [Link nguồn]