Những thực phẩm ngày Tết dễ bị "tẩm độc", cẩn trọng khi mua
Những món ăn quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết có thể chứa “hóa chất” cực độc và tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu không biết lựa chọn đúng cách.
Các loại mứt
Các loại mứt Tết đều có màu sắc bắt mắt nhưng bạn cũng cần phải cẩn trọng khi mua và sử dụng. Bởi không ít cơ sở sử dụng thuốc nhuộm công nghiệp chứa nhiều hóa chất không được dùng trong thực phẩm để tạo màu cho các loại mứt này. Hiện nay, với nhiều loại mứt đơn giản như mứt dừa, nhiều gia đình đều tự làm ở nhà, với màu nhuộm tự nhiên.
Măng khô
Măng khô là thực phẩm truyền thống và thường được chế biến thành nhiều món ăn trong dịp Tết. Tuy nhiên, trong măng khô chứa thành phần lưu huỳnh - thường được sử dụng trong quá trình sấy khô măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm măng trắng hơn nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, hàm lượng lưu huỳnh trong chế biến và bảo quản thực phẩm không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Bởi vì, hàm lượng chất lưu huỳnh nếu vào cơ thể ở mức quá nồng độ cao, về lâu dài có thể gây tổn thương về thần kinh, tuần hoàn, ảnh hưởng tim mạch, thị lực, khả năng miễn dịch, sinh sản, não bộ, nội tiết và nhiều chức năng khác.
Hoa quả khô
Hoa quả khô (nho khô, táo tàu, trái cây sấy…) là một trong những món ăn được nhiều người ưa thích vào dịp Tết Nguyên Đán. Thế nhưng, hiện nay tình trạng nhập lậu và sử dụng quá nhiều chất phụ gia, bảo quản đối với sản phẩm này đang dấy lên hồi chuông báo động trong người dân.
Có thể kể tới như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate, chất tạo màu carmine, amaranth, chất tẩy trắng sulfur dioxide… với nồng độ cao hơn so với quy định gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo các chuyên gia, việc ăn thực phẩm sử dụng hóa chất bảo quản độc hại như trên sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng. Những hóa chất như chất tạo ngọt saccharin sẽ khiến cho người dùng cảm thấy chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
Chất sodium cyclamate khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất cực độc, có thể gây ung thư. Chất sulfur dioxide kết hợp với vitamin B1 lâu ngày sẽ gây thoái hóa não, gan, phổi.
Hạt dưa
Hạt dưa là một loại thực phẩm Tết được sự tin dùng nhiều nhất từ phía khách hàng. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, chúng đã bị nhiều cơ sở sản xuất sử dụng phẩm màu công nghiệp nhuộm màu, thay vì dùng màu thực phẩm như trước đây.
Theo một số thống kê, hiện nay hạt dưa được bán với giá rất “mềm” nhưng màu sắc của chúng thì rất sặc sở và bền màu một cách lạ thường.
Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe. Và loại hóa chất được sử dụng phổ biến trong việc nhuộm màu cho hạt dưa có tên rhodamine B. Chúng được các nhà sản xuất đem đi pha loãng với nước rồi đổ trực tiếp lên hạt dưa.
Tuy nhiên, những chuyên gia nghiên cứu cho rằng, loại hóa chất này không chỉ ngấm vào vỏ hạt dưa mà còn len lỏi vào phần ruột bên trong. Chính vì thế, nguy cơ gây bệnh khi hạt dưa đang tăng lên rất cao.
Hạt dẻ cười
Hạt dẻ cười là một trong số những loại thực phẩm Tết được cho là rất có ích co sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng sau một thời gian, chúng lại bị biến thể bởi những loại hóa chất được các nhà sản xuất sử dụng. Từ một loại thực phẩm giúp ích cho sức khỏe trở thành “lưỡi hái tử thần” đe dọa tính mạng của thực khách.
Những loại hạt dẻ hiện nay có vỏ trắng, hạt xanh được bày bán khá rộng rãi ở ngoài thị trường đều là “hạt dẻ đểu”. Chúng ngấm đầy chất tẩy trắng gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Theo thực tế, hạt dẻ cười vốn dĩ có màu hơi ngã vàng, bên trong thì màu sẫm hơn.
Quy trình tẩy trắng hạt dẻ của các nhà sản xuất sử dụng rất nhiều hóa chất như natri sunfit hay chlorine. Trong đó, hóa chất chlorine có tác dụng sát khuẩn cực mạnh. Ngoài ra, đây là một thành phần có trong thuốc trừ sâu, chất độc da cam,…
Nếu các nhà sản xuất sử dụng quá nhiều loại hóa chất này trong việc tẩy trắng hạt dẻ cười thì lượng dư còn lại trên hạt sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể, gây nhiều vấn đề về rối loạn tiêu hóa, gan, dạ dày... Chính vì điều đó, khi lựa mua hạt dẻ cười, bạn nên chọn hạt không quá trắng, nhân không cần quá xanh thì sẽ an toàn hơn cho sức khỏe.
Giò, chả
Giò, chả là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết. Tuy nhiên, nếu không lựa chọn giò, chả cẩn thận, người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc hàn the. Để giò chả dai ngon, không bị bở, nhiều cơ sở đã sử dụng hàn the để chế biến. Đây là hóa chất không nằm trong danh mục các loại phụ gia không được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Điều đó có nghĩa rằng chúng sẽ có tác động bất lợi cho cơ thể.
Thực tế, hàn the khi xâm nhập vào cơ thể với liều lượng cao sẽ gây ngộ độc cấp. Còn với liều lượng nhỏ, chúng sẽ tích tụ và gây ngộ độc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể. Nghiên cứu về độc tính của hàn the cho thấy chất này có thể gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, gây ban đỏ. Chất này cũng gây kích thích màng não, dẫn đến trầm cảm.
Đặc biệt, khi vào cơ thể, chúng sẽ tích tụ ở gan, rất khó bị đào thải ra ngoài. Khi tích tụ số lượng đủ lớn chúng sẽ bộc phát ra ngoài gây bệnh mạn tính. Không những gây tổn thương gan, hàn the còn gây thoái hóa cơ quan sinh dục, vô sinh.
Miến dong
Miến dong là món ăn rất phổ biến vào dịp Tết. Trên mâm cơm Tết cổ truyền không thể thiếu bát canh miến. Món ăn này vừa thanh đạm vừa giúp chúng ta chống ngán bánh chưng và chứng chán ăn cơm vào dịp năm mới. Mặc dù vậy, miến dong lại là một trong những thực phẩm rất dễ bị làm bẩn, nhất là vào dịp Tết, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng cao nên miến bẩn có nguy cơ trà trộn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại miến, miến trắng trong, miến vàng ruộm, miến xám… Người tiêu dùng thường chọn mua miến có màu vàng ruộm hoặc hơi xám vì họ cho rằng như thế mới là miến mộc (không tẩy). Nhưng chúng ta không hay biết rằng đây là nhận định hết sức sai lầm. Vì đằng sau đó rất có thể bạn sẽ ăn phải miến được nhuộm bằng hóa chất độc hại, hóa chất cấm trong công nghiệp thực phẩm.
Nước uống có ga
Một trong những loại thức uống sang trọng được sử dụng nhiều trong những ngày Tết đó chính là nước ngọt có ga. Tuy nhiên, loại nước này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại đến sức khỏe rất lớn. Chúng ta nên hạn chế sử dụng chúng trong những ngày Tết để có thể bảo vệ được sức khỏe.
Nhiều nhà nghiên cứu cho hay, trong nước ngọt có ga chứa rất nhiều chất tạo màu nhân tạo. Và loại hóa chất tạo màu được sử dụng nhiều nhất chính là caremel. Chúng được tạo ra bằng cách đun nóng các loại siro cùng với hợp chất ammoni, axit và kiềm. Loại hợp ammoni góp mặt trong quá trình sản xuất gây nên phản ứng hóa học tạo ra hai loại chất là 2- methylimidazole và 4-methylimidazol gây ra ung thư cho người sử dụng.
Bóng bì
Bóng bì được làm từ bì lợn sống, lọc sạch mỡ rồi luộc chín, cạo rửa, phơi khô và đem vào lò nướng ở nhiệt độ cao để nổ thành bóng. Để làm sạch bì lợn nhanh chóng và hiệu quả, nhiều nơi sử dụng oxy già, nước javen và các chất phụ gia công nghiệp như kalisunfit, hydrosunfit có tính tẩy mạnh.
Nếu thường xuyên ăn bóng bì được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ dẫn tới ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa...
Khô bò
Thịt bò khô được nhiều người yêu thích nhưng lại là loại thực phẩm độc hại. Thịt bò khô công nghiệp có chứa các hóa chất có hại như monosodium glutamate, sodium nitrite, polysorbate 80, high fructose corn syrup, và một loạt các hương liệu từ không rõ nguồn gốc.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngày Tết để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chon thực phẩm là điều rất quan trọng,...