Những thực phẩm đại kỵ với thịt lợn, tránh kết hợp chung kẻo "sinh độc"
Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ chế biến. Tuy nhiên, một số thực phẩm khi ăn cùng thịt lợn sẽ làm mất các dưỡng chất có trong thịt lợn, thậm chí còn gây nguy hại cho sức khỏe.
Thịt lợn là món ăn phổ biến trong các bữa cơm hàng ngày của các gia đình người Việt, ngay cả những phụ phẩm từ thịt lợn như nội tạng, gan, lưỡi,… chứa hàm lượng protein cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, nó rất giàu thiamin - một trong những vitamin nhóm B đóng vai trò thiết yếu trong các chức năng của cơ thể. Ngoài ra, thịt lợn chứa nhiều selenium, kẽm - chất cần thiết cho bộ não và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Thịt lợn có thể dễ dàng kết hợp với rất nhiều loại thực phẩm, chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như thịt xào, thịt kho tàu, thịt nấu đông, thịt chiên, nướng… Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm kết hợp với thịt lợn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Những thực phẩm không nên kết hợp chung với thịt lợn
Thịt bò
Cả thịt lợn và thịt bò đều là những món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay, tuy nhiên hai nguồn thực phẩm này không nên chế biến cùng nhau. Bởi theo Đông y, thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Gan dê
Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi đặc biệt là gây, hoi, khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.
Ngoài ra, theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó, thịt lợn có vị nóng. Thịt lợn ăn chung với gan dê sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện. Trẻ em càng không thích ngửi mùi vị này, nên tốt nhất không nên chế biến cùng hay ăn cùng trong một bữa ăn.
Gừng
Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, sẽ nổi lên các nốt đen ở mặt.
Rau mùi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau mùi có tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí. Khi 2 thực phẩm khắc nhau kết hợp sẽ khiến xung quanh rốn đau quặn.
Thịt trâu
Thịt trâu có tính hàn khi ăn cùng thịt lợn sẽ sinh tính ngưng trệ và xuất hiện 1 loại giun sán mang tên sán xơ mít.
Đậu tương
Không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Không những thế, khi các thành phần này kết hợp với thịt nạc, cá và các loại thịt khác sẽ làm cho các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm bị can thiệp, làm giảm sự hấp thụ những yếu tố này vào cơ thể.
Quả mơ
Thịt và mỡ lợn không được kết hợp với quả mơ, bởi, quả mơ có tính chua khi kết hợp với thịt hay mỡ lợn mang tính ngọt lạnh sẽ sinh ra bệnh tả lỵ (thổ tả hoặc kiết lỵ).
Ngoài ra, các y văn cũng cho rằng không nên ăn thịt lợn với tôm, ốc đồng, mơ, ô mai ... Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Những người không nên ăn thịt lợn
Người béo phì
Thịt lợn có 2 loại là thịt nạc và thịt mỡ, trong đó thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ.
Người bị tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những bệnh về đường tiêu hóa, bị tiêu chảy nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh tiêu chảy. Vậy khi bị tiêu chảy không nên ăn thịt mỡ vì thịt mỡ chứa nhiều chất béo sẽ khó hồi phục hơn.
Người mắc bệnh gout
Thịt lợn chứa nhiều đạm, người mắc bệnh gout không nên ăn nhiều. Bởi, gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống. Vì vậy, điều trị bằng chế độ ăn thích hợp, vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận.
Người bệnh vẫn cần ăn chất đạm động vật nhưng không ăn thịt lợn quá 1 lạng/ngày. Nếu ăn quá số lượng này, chất đạm sẽ khiến nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Lắng đọng ở các khớp làm cho khớp bị viêm gây đau, lâu dần biến dạng cứng khớp…
Thịt lợn chứa nhiều đạm, người mắc bệnh gout không nên ăn nhiều. Bởi, gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống. Vì vậy, điều trị bằng chế độ ăn thích hợp, vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận.
Máu nhiễm mỡ cao
Người bị máu nhiễm mỡ cao chỉ nên ăn từ 50 gam – 70 gam/bữa.
Người bị cao huyết áp, tim mạch
Do thịt lợn có thành phần đạm cao nên người bị cao huyết áp, tim mạch không nên ăn thịt lợn. Việc hấp thu quá nhiều chất sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Người bị cao huyết áp, tim mạch cũng không nên ăn quá 50-70 gam/bữa.
Người bị sỏi thận
Người bị sỏi thận cũng cần hạn chế ăn thịt lợn. Bởi loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi.
Mùa đông lạnh giá vô cùng thích hợp với việc quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói. Tuy nhiên ăn lẩu sao cho đúng, kết hợp nguyên liệu ra sao để không mắc phải đại kỵ thì...
Nguồn: [Link nguồn]