Những thực phẩm bổ dưỡng nhưng ăn buổi sáng lại thành "thuốc độc"

Một số loại thực phẩm rất bổ dưỡng nhưng lại trở thành chất độc hại cho sức khỏe con người nếu ăn vào bữa sáng.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Sữa lạnh

Buổi sáng uống sữa là điều nhiều người vẫn thường làm và nó cũng không hề gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, với những người không dung nạp đường sữa có thể gây khó chịu cho dạ dày bằng cách uống sữa khi bụng đói sẽ kích thích sản xuất axit trong dạ dày gây ợ nóng và mụn trứng cá.

Nước ép trái cây

Một số loại nước ép trái cây trên thị trường thực sự chứa rất ít nước trái cây và được làm ngọt bằng đường hoặc xi rô ngô có hàm lượng đường cao. Nồng độ đường cao làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường tuýp 2 và các bệnh khác. Ngay cả nước ép trái cây 100% cũng chứa rất nhiều đường. Uống một lượng lớn nước ép trái cây có thể có tác dụng tương tự đối với tăng cân nặng và sức khỏe của bạn như uống đồ uống có đường. Uống nước ép trái cây khiến lượng đường trong máu tăng rất nhanh vì không có chất béo hoặc chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ. Sự tăng đột biến của insulin và giảm lượng đường trong máu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, run rẩy và đói.

Chuối

Ngoài thành phần có kali giúp ngủ ngon, chuối còn chứa rất nhiều magiê. Nếu ăn khi bụng đói, lượng magiê trong máu đột nhiên tăng lên và magiê là một trong những yếu tố nhạy cảm ảnh hưởng đến chức năng tim. Ngoài ra, ăn chuối khi bụng đói vào buổi sáng cũng rất dễ bị axit hóa.

Quả dứa

Đây cũng là thực phẩm bạn không nên ăn vào buổi sáng vì có chứa nhiều enzyme mạnh có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn thời điểm trong ngày để ăn vì nó khá có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Ngũ cốc có đường

Nếu bạn là tín đồ của ngũ cốc chứa nhiều đường, thì nên dừng lại việc sử dụng chúng vào bữa sáng. Bởi chúng chứa rất nhiều đường và lượng calo lớn, chính điều này sẽ khiến bạn nhanh đói và thường phải ăn thêm trước bữa trưa.

Sữa chua không béo

Sữa chua có tác dụng tốt với sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa nhưng sữa chua không béo thì không phải như vậy. Chất béo trong sữa chua giúp bạn có cảm giác no lâu do tiêu hóa chậm.

Hãy hạn chế dùng sữa chua không béo thay vào đó hãy dùng sữa chua có chứa lượng đường vừa phải để giúp bạn có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn.

Cà phê

Một cốc cà phê vào buổi sáng thì rất tốt, uống cà phê vào bữa sáng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nhưng nếu buổi sáng bạn uống 2-3 cốc thì lại hoàn toàn phản khoa học. Uống quá nhiều vào bữa sáng nó có thể làm tâm trạng của bạn xấu đi và làm giảm sắc tố da.

Bánh mì nướng

Đây cũng là một trong những thực phẩm không nên dùng vào buổi sáng. Ngoài chứa nhiều đường và bột tinh chế, trong bánh mì nướng có rất ít dưỡng chất. Điều này sẽ làm cho chúng ta nhanh bị đói và tiêu thụ nhiều thức ăn hơn vào buổi trưa.

Bánh mỳ ngọt và bánh rán

Bánh làm từ bột mỳ tinh chế đã không phải là lựa chọn hay thì bánh rán và bánh ngọt lại càng không.

Không chỉ được làm bằng bột trắng, chúng cũng được bao bọc rất nhiều đường và có khả năng dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu. Điều này thường gây ra những cơn đói, ngoài ra quá nhiều đường trong chế độ ăn uống là một nguyên nhân phổ biến của bệnh béo phì và cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường

Các loại đồ ăn cay và trái cây chua

Những món ăn cay vào buổi sáng có thể làm gia tăng nồng độ axit trong dạ dày. Từ đó gây tổn thương lớp niêm mạc, không tốt cho quá trình hoạt động của dạ dày. Nếu ăn các loại hoa quả có vị chua chứa hàm lượng axit cao có thể gây kích ứng lớp niêm mạc dạ dày. Nếu bạn ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bạn mắc chứng trào ngược axit dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. Bạn chỉ nên ăn chúng sau các bữa ăn

Người Nhật rất thích làm bánh mì kiểu này vào buổi sáng vì hội tụ đủ combo “ngon, rẻ, đẹp”

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món bánh mì này trong các cửa hàng tiện lợi ở Nhật, nó rất ngon và đẹp mắt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền  ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN