Những thời điểm "cấm kỵ" uống nước cam, nếu uống thường xuyên "lợi bất cập hại"
Các chuyên gia khuyến cáo, nên uống nước cam đúng cách, đúng thời điểm để đem lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
Uống nước cam đúng cách tốt cho sức khỏe
Cam là loại quả rất giàu chất dinh dưỡng. Người ta tính ra trong mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram carotene, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi. Ngoài ra, với trọng lượng cam tương tự còn có chứa 9 mg magnesium, 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7 mg chromium, 20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 Kcal.
Cam rất giàu chất chống oxy hóa phytochemical. Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa.
Nước cam tươi là một trong những loại nước hoa quả được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng thường xuyên khi mang lại nhiều khoáng chất, vitamin, đặc biệt là vitamin C. Mặc dù tốt là vậy nhưng các chuyên gia cũng khuyên không nên uống nước cam vào một số thời điểm vì sẽ mang lại những tác dụng ngược và có thể gây nguy hại đến sức khỏe.
Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa và cần uống ngay sau khi vắt vì nếu để lâu sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C.
Nước cam chỉ nên uống 1 cốc/ngày, tương ứng khoảng 200ml. Bởi theo nghiên cứu, một cốc nước cam 200ml chứa khoảng 60mg vitamin C, tương đương 100% vitamin C cơ thể người lớn cần trong 1 ngày. Vì vậy, không nên uống quá nhiều nước cam vì sẽ gây dư thừa lượng vitamin C, không cần thiết cho cơ thể.
Lưu ý đối với phụ nữ mang thai thì lượng vitamin C cần thiết là 80mg nên có thể uống gia tăng lượng nước cam trong ngày nhưng nên chia ra chứ không nên uống quá nhiều liền một lúc. Còn với trẻ em, chỉ uống 1/2 quả cam/ngày là đủ.
Với những người bị sốt cũng nên bổ sung nước cam vì có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để điều hòa chức năng cơ thể chống lại tác nhân gây sốt, đào thải độc tố gây sốt ra ngoài cơ thể, điều hòa nhiệt độ giúp hạ sốt dễ hơn, kích thích tiêu hóa, cung cấp nước và chất điện giải, ngăn ngừa thiếu máu.
Nước cam là nguồn tuyệt vời của vitamin và khoáng chất. Chính vì vậy, nhiều người có thói quen uống nước cam hằng ngày để gìn giữ sức khỏe. Ảnh minh họa.
Những sai lầm khi uống nước cam
Uống nước cam trước khi đi ngủ
Để có giấc ngủ ngon và sâu hơn, một số người thường nghĩ sẽ uống một cốc nước cam ấm giúp tăng nhiệt độ cơ thể cũng như bổ sung chất dinh dưỡng. Một số nghiên cứu cho thấy, điều này hoàn toàn sai lầm vì uống nước cam vào buổi tối sẽ kích thích lợi tiểu và khiến mất giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó, việc uống nước cam trước khi ngủ cũng dễ làm tăng lượng đường trong máu và gây mệt mỏi cho cơ thể.
Uống nước cam khi đói
Khi bụng rỗng, axit trong nước cam sẽ kết hợp với lượng aixt trong dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày. Nếu duy trì uống nước cam thường xuyên khi bụng đói dễ gây viêm loét dạ dày.
Vừa ăn hải sản vừa uống nước cam
Phần lớn hải sản đều chứa lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Trong đó, vitamin C có trong cam sẽ chuyển hóa thành asen trioxide hay còn gọi là thạch tín, rất dễ gây đau bụng hoặc ngộ độc cấp tính gây nguy hại đến sức khoẻ. Chính vì vậy, tuyệt đối không uống nước cam khi đang ăn hải sản mà chỉ nên uống nước ngọt hoặc các loại trà, nước hoa quả chứa nhiều axit như nước chanh…
Uống nước cam ngay sau khi uống sữa
Khác với việc uống sữa vị cam, uống nước cam ngay sau khi uống sữa tươi là điều không nên làm. Cụ thể, khi uống sữa, protein trong sữa sẽ có những phản ứng với axit tartatic và vitamin C có trong cam.
Chúng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ đồ ăn, từ đó gây nên triệu chứng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Để đảm bảo an toàn, chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên nên uống tách biệt sữa và nước cam tối thiểu cách nhau khoảng 1 giờ đồng hồ.
Uống nước cam khi đang ăn các món ăn liên quan đến củ cải
Các chất flavonoid trong cam sẽ phân hủy trong đường ruột và chuyển hóa thành axit hydroxy và axit ferulic. Cụ thể nếu hai loại chất này khi xuất hiện quá nhiều sẽ dẫn đến sự ức chế axit thioxianic trong tuyến giáp và có thể gây nên tình trạng bướu cổ.
Uống nước cam ngay sau khi ăn no
Đây là sai lầm rất nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, cách uống này có thể gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng do trong cam có rất nhiều đường, sẽ ức chế quá trình tiêu hóa của thức ăn ăn trước đó.
Không uống nước cam trước khi đánh răng
Nhiều người không để ý vừa uống nước cam xong đi đánh răng luôn. Điều này không tốt cho hàm răng của bạn bởi a xít trong nước cam bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng của bạn bị tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn và uống nước cam trước khi đánh răng.
Bạn nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại trừ sự bám dính của a xít trên răng, ngăn chặn sự ăn mòn của a xít với men răng của bạn.
Ai không nên uống nước cam?
Người viêm loét dạ dày
Các chuyên gia khuyến cáo, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy nên hạn chế uống nước cam vì trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Người bị bệnh thận
Người bị bệnh thận cũng cân nhắc khi dùng nước cam bởi trong cam rất giàu vitamin C, do đó, việc ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận.
Người đang dùng thuốc
Người đang dùng thuốc cũng được khuyến cáo không uống nước cam vì khi uống nước cam cùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh sẽ làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc khiến tác dụng của thuốc bị giảm làm bệnh lâu khỏi hơn.
Ổi là loại trái cây quen thuộc với mọi người, nó có vị chua ngọt rất ngon, vào mùa hè làm nước ép giải khát cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Nguồn: [Link nguồn]