Những sai lầm trong nấu ăn có thể khiến cả gia đình bị ngộ độc thực phẩm
Khi nấu ăn có những “thói quen nhỏ” tưởng như vô hại nhưng lại là “sai lầm lớn” làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình. Dưới đây là những thói quen không tốt chúng ta nên bỏ khi nấu ăn.
Không rửa tay khi nấu ăn
Rửa tay là cách quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng gây hại có thể gây bệnh, và rửa tay với xà phòng thông thường là đã đủ. Hãy rửa tay trong thời gian 20 giây để đảm bảo vi trùng được rửa trôi.
Dùng chung thớt để thái thịt sống và thịt chín
Đây là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải trong quá trình chế biến thức ăn. Bạn cần biết rằng, việc sử dụng chung dao, thớt để thái thịt sống và thịt chín có thể dẫn đến việc gây ô nhiễm chéo. Mầm bệnh hay các vi khuẩn từ thịt sống có thể dễ dàng lây lan sang thực phẩm đã được nấu chín và gây ngộ độc thực phẩm.
Vì thế, trong trường hợp này, bạn nên mua riêng dụng cụ dao, thớt để sử dụng với mục đích khác nhau. Nếu gia đình bạn chỉ có duy nhất một chiếc thớt, hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sau khi thái thịt, gia cầm, hải sản sống rồi mới được sử dụng cho đồ chín.
Không lưu trữ thức ăn thừa đúng cách
Đừng để thức ăn ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ sau khi nấu, để ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển. Hãy cất thức ăn trong tủ lạnh và ăn hết trong vòng 3 – 4 ngày.
Sử dụng quá nhiều dầu ăn
Mọi thứ nên ở mức độ vừa phải, vì vậy hãy đo chính xác lượng dầu thực sự cần là bao nhiêu, thay vì chỉ áng chừng bằng mắt, để tránh sử dụng quá nhiều chất béo giàu calo này.
Rã đông thực phẩm không đúng cách
Đa số mọi người thường rã đông thịt ở nhiệt độ phòng mà không biết rằng khoảng nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trên thực phẩm. Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các bạn nên rã đông thịt sống bằng tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng.
Với phương pháp rã đông trong tủ lạnh, bạn hãy lấy miếng thịt ra khỏi ngăn đá và chuyển xuống ngăn mát, thời gian rã đông là từ 8 đến 24 giờ tùy thuộc vào khối lượng của miếng thịt.
Còn với cách rã đông bằng bồn nước lạnh, bạn hãy cho nguyên túi thịt được bọc kín vào nồi hoặc bát nước mát. Cứ 30 phút bạn lại thay nước một lần. Quá trình rã đông này chỉ mất 1 giờ hoặc ít hơn.
Không để ý nhiệt độ trong tủ lạnh
Hầu hết các loại tủ lạnh đều đã cài nhiệt độ mặc định và người sử dụng ít khi để ý nhiệt độ thực trong chiếc tủ lạnh của gia đình mình. Có một số nguyên nhân có thể khiến tủ lạnh của bạn không lạnh, lưu thông không khí kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Bạn có thể mua nhiệt kế được thiết kế cho tủ lạnh. Đặt nhiệt kế bên trong một ly nước và đặt ly lên kệ giữa của tủ lạnh. Kiểm tra nhiệt độ trên nhiệt kế sau 5 đến 8 giờ, nhiệt độ ở khoảng 4°C là bình thường.
Không thay miếng rửa chén bát
Miếng rửa bát được xem là vật dụng bẩn nhất trong nhà bếp. Là nơi sinh ra vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mọi người. Cách tốt nhất bạn nên vệ sinh miếng rửa bát ít nhất 1 lần/ngày và thay mới sau 1 – 2 tuần sử dụng.
Sử dụng dầu ô liu khi nấu ăn
Bơ và bơ thực vật có nhiều chất béo có hại trong khi dầu ô liu lại chứa đầy đủ lượng chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể, nhưng lại không tương đồng với lượng calo có trong lượng bơ tương ứng. Vì thế để đảm bảo lượng calo cần thiết thì bạn không nên sử dụng dầu ô liu trong khi nấu ăn nếu trong món ăn đã chứa bơ.
Nấu thực phẩm quá chín
Điều này đặc biệt quan trọng khi chế biến rau của bạn vì nó là một trong những thực phẩm dễ bị luộc nhừ nhất. Khi bạn chế biến rau quá chín, có hai điều xảy ra: Một là chúng không còn ngon miệng, và hai là nó mất đi rất nhiều giá trị dinh dưỡng gây lãng phí năng lượng. Vì thế, hãy chú ý quan sát kỹ khi nấu nướng, đặc biệt là với các nguyên liệu thực vật để không làm mất đi màu sắc, vị ngon và dinh dưỡng của chúng.
Sử dụng quá nhiều nước sốt
Đừng làm hỏng bữa ăn của bạn bằng cách sử dụng quá nhiều nước sốt mà lại thêm vào lượng calo không cần thiết. Chỉ sử dụng nước sốt như một cách để tăng thêm hương vị cho món ăn. Nếu có thể hãy sử dụng loại nước sốt ít chất béo và năng lượng khi nấu ăn.
Không sử dụng máy hút mùi trong bếp
Hầu hết chúng ta không nhận ra rằng nấu nướng có thể là một nguồn chính gây ô nhiễm không khí trong nhà. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không sử dụng máy hút mùi trong bếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh hô hấp và hen suyễn.
Bếp gas hầu như luôn tạo ra một lượng đáng kể nitơ đioxit, là chất gây kích ứng đường hô hấp. Tùy thuộc vào cấu hình đầu đốt, nó cũng có thể tạo ra carbon monoxide.
Hâm nóng thức ăn lại quá nhiều lần
Việc hâm nóng có thể biến thực phẩm lành mạnh thành thực phẩm có hại. Việc hâm nóng thức ăn có thể phá hủy chất dinh dưỡng trong thức ăn và gây ngộ độc thực phẩm. Không nên ăn thức ăn được hâm lại quá nhiều lần vì một số thực phẩm sẽ có hại khi hâm nóng:
Rau xanh: Các loại rau xanh như rau cải bó xôi chứa nhiều nitrat có thể phân hủy và tạo thành nitrit. Khi hâm nóng các loại rau này, nitrit trở nên độc hại và gây ngộ độc thực phẩm.
Thịt: Khi gà được nấu chín lần đầu tiên và để trong tủ lạnh, thành phần protein của nó sẽ thay đổi khi đun nóng lần thứ hai. Phản ứng tiêu cực giữa các protein khi hâm nóng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Không làm nóng xoong chảo trước khi nấu
Bạn phải làm nóng chảo trước khi muốn chiên hay rang một món gì đó. Việc này giúp món ăn của bạn nhanh chín, chín đều, không bị khô, cháy bên ngoài trong khi bên trong chưa chín.
Làm nóng chảo rồi mới đổ dầu vào để chiên đồ ăn có 2 tác dụng lớn. Trước hết là làm dầu nhanh sôi hơn, tránh việc đun nóng trong thời gian dài khiến dầu bị bốc khói, biến đổi chất, phân hủy thành các chất độc hại. Sau là giúp thức ăn chín đều , vàng và giòn hơn.
Không khuấy đều các món ninh nhừ
Mấy món ninh nhừ như ninh xương, cháo, thịt hầm, … thường không được khuấy đảo. Đây là sai lầm điển hình của nhiều chị em. Nếu không đảo, thức ăn sẽ không ngấm đều gia vị, chỗ nhạt chỗ mặn, chỗ quá nhừ, chỗ lại còn cứng thậm chí có thể còn sống. Tệ hơn là có thể phần đáy nồi bị cháy. Vì vậy đừng ngại khuấy đều các món ninh nhừ, kho um để có được món ăn ngon hoàn chỉnh.
Thái thịt ngay khi vừa chín
Các món thịt luộc sẽ cần một thời gian để “ráo nước”. Lúc này bạn mới nên chặt hay thái tùy món sẽ có được đĩa thịt đẹp mắt. Với món gà luộc, ngan luộc, … nếu đem đi chặt ngay sau khi vớt ra sẽ làm các miếng thịt bị nát. Vì vậy đừng vội mà phải đợi nguội mới chặt.
Các món thịt nướng nguyên miếng, phần nước ngọt vẫn còn được giữ bên trong. Nếu cắt thái ngay khi vừa chín sẽ làm nước chảy ra hết, làm thịt khô và mất đi vị ngon cũng như thất thoát chất dinh dưỡng.
Nguồn: [Link nguồn]
Đôi khi những thói quen tưởng chừng như vô hại lại làm mất chất dinh dưỡng của gạo và khiến cơm mất ngon. Bởi vậy,...