Những sai lầm cần tránh khi ăn quả nhót bạn nên biết
Nhót là loại qủa mọc nhiều ở miền Bắc vào cuối tháng 3, đầu tháng 4. Quả có nhiều công dụng nhưng ăn quả nhót không đúng cách cũng gây hại sức khỏe. Dưới đây, những điều cần tránh khi ăn quả nhót bạn nên biết.
Nhót là thức quả được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta lấy quả để ăn và nấu canh chua. Thành phần của nhót gồm nước 92%, protid 1,25, acid hữu cơ 2%, glucid 2,1%, cellulose 2,3%, calci- um 27mg%, phosphor 30mg%, sắt 0,2mg%. Trong quả nhót có nhiều acid hữu cơ, lá nhót chứa tanin, saponozit, polyphenol.
Theo BS Nguyễn Xuân Hướng – nguyên chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, các bộ phận của cây nhót từ lá đến rễ còn được dùng để chữa bệnh rất hiệu quả trong đông y. Quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chữa lỵ, ỉa chảy…
Lá nhót có thể dùng tươi hay sấy khô chữa lỵ, cảm sốt, hen suyễn, nhiều đờm. Hạt có tác dụng sát trùng, trị giun sán. Rễ nấu nước tắm chữa mụn nhọt.
Ăn quả nhót không nên ăn khi đang đói bụng
Mặc dù quả nhót tương đối lành nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng nếu ăn quả nhót không đúng cách cũng bất lợi sức khỏe. Có những điều cần tránh khi ăn quả nhót bạn nên biết là quả càng chín, bụi phấn bám đậu bên ngoài càng mỏng, dễ chà hơn. Khi ăn bạn nên cạo sạch lớp bụi phấn tránh gây đau họng do vẩy nhót bám vào.
Ngoài ra, do nhót có vị chua, chát nên mọi người cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày. Thời điểm ăn hợp lý là nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút bạn. Khi mắc bệnh mà cơ thể phát lạnh thì không ăn nhiều trái cây có vị chua chát như nhót, mận, xoài…
Bên cạnh đó, một trong những điều cần tránh khi ăn quả nhót bạn nên biết là không phải ai ăn cũng có lợi. Một số đối tượng cần lưu ý thận trọng khi ăn nhót và không nên ăn quá nhiều quả nhót: Người bị đau hoặc viêm loét dạ dày khi ăn cần thận trọng do tính axit cao của loại quả này có thể làm tăng các cơn đau khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Những người bị hội chứng ruột kích thích bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi... cũng nên kiêng nhót.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dạ dày, hệ tiêu hóa còn quá non nớt có thể chưa thích nghi được với vị chua của nhót. Với trẻ lớn hơn, khi ăn nhót cần lưu ý để tránh bị hóc hạt vì nó có thể gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ nếu không cấp cứu kịp thời.
Theo YHCT, quả nhót được sử dụng để chữa một số bệnh lý thông thường như:
- Trị ho, khó thở: có thể dùng quả nhót 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Chữa kiết lỵ mạn tính: Quả nhót chín 7 quả, lá mơ lông 25g, lá khổ sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.
- Bài thuốc chữa tiêu chảy: Quả nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.