Những quán bún nổi đình nổi đám, đến muộn là hết ở Sài Gòn

Bún vịt ở đường Lê Văn Sỹ, bún riêu bên hông chợ Bến Thành, bún mọc ở góc đường Trương Định là những quán ruột của thực khách sành ăn Sài Thành.

Bún vịt có thâm niên 60 năm, muốn ăn phải đợi

Với thực khách sành ăn Sài thành thì không lạ gì quán bún vịt nằm sâu trong một con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình, TP.HCM). Quán nhỏ, có thâm niên gần 60 năm và đốn tim thực khách bởi hương vị thơm ngon của món vịt và nước dùng được chế biến đậm đà, có vị riêng. 

Quán ra đời từ thập niên 50 của thế kỷ trước, nhỏ nhắn và bày trí rất gọn gàng bởi không gian quán chật hẹp. Quán có một vài bàn ăn ở khoảnh sân và một góc trong nhà, mở cửa từ 15h30 và đóng cửa ngay sau đó một tiếng. Dù có đông khách hàng chờ đợi thì chủ quán cũng chỉ bán khoảng 20 chục con vịt rồi nghỉ, khách đến muộn sẽ phải chờ đợi vào dịp khác.

Những quán bún nổi đình nổi đám, đến muộn là hết ở Sài Gòn - 1

Bún vịt được trình bày rất đơn giản nhưng thực khách thích bởi vị nước dùng thanh, thịt vịt thơm.

Theo nhiều thực khách, thịt vịt ở đây thơm, mềm, lớp da dính sát vào thịt, ít mỡ và không có mùi hay dai như nơi khác, nước lèo được chế biến khéo nên thơm và ngọt đậm đà. 

Khách có thể gọi tô bún đầy đủ hoặc đĩa gỏi vịt trộn có tô bún măng không thịt đi kèm. Dù gọi theo cách nào, món ăn vẫn được phục vụ với chén nước mắm gừng để chấm với vịt và đĩa rau sống gồm các loại như rau muống bào, cải xà lách, giá và rau thơm các loại.

Bún riêu "sang chảnh" bên hông Bến Thành

Thực khách mê mẩn món bún riêu sẽ không thể bỏ sót hàng 40 năm bên trong chợ Bến Thành, quận 1. Mỗi một tô bún đầy đủ ở đây giá 50.000 đồng. Việc chờ đợi để có chỗ hay phải ngồi ghép bàn với người lạ vào giờ cao điểm là chuyện bình thường tại quán này. Quán còn được mệnh danh là "bún riêu sang chảnh.

Những quán bún nổi đình nổi đám, đến muộn là hết ở Sài Gòn - 2

Bún riêu là món dễ đốn tim thực khách bởi dễ ăn. Ảnh: Foody

Tô bún ở quán không đơn giản với các món đồ thường thấy. Điều làm nên sự khác biệt và hút khách là nhờ vào hương vị thơm ngon kèm theo miếng chả cua to.

Món ăn khi bưng ra bắt mắt với màu đỏ cam và các đồ ăn kèm bên trên. Khách có thể cho thêm rau trụng theo sở thích. Đáng chú ý, nhiều người vẫn ăn ngon dù không cần nêm thêm chanh hay mắm. Nhưng để ngon hơn, bạn nhớ cho thêm chút mắm tôm hoặc chả cây ăn kèm với giá 10.000 đồng một chiếc.

Bún riêu cô Nga 30 năm, mỗi ngày bán 500 tô

Quán bún riêu của cô Nga mở từ năm 1988, nằm trên đường Nguyễn Hữu Hào, quận 4. Với toàn bộ gian bếp được phía trước quán, khách bước vào là có thể thu vào tầm mắt nồi nước lèo to đầy ắp đồ ăn.

Mỗi ngày chủ quán phải tất bật chuẩn bị các công đoạn từ sớm để kịp bán cho khách lúc 12h trưa.

Sau khi gọi món, thực khách sẽ được phục vụ một tô bún kèm theo đĩa rau trụng. Trước đây, tô bún riêu của cô Nga chỉ có riêu cua và cà chua, sau này để đáp ứng nhu cầu của thực khách, cô thêm các loại chả và giò heo. Mỗi ngày chủ quán bán khoảng 500 tô. 

Quán bún mọc gần 40 năm gợi ký ức của người Sài thành

Quán nằm ở góc đường Trương Định - Nguyễn An Ninh (quận 1). Do nằm ở vị trí trung tâm, quán phục vụ không chỉ người dân mà còn nhiều du khách nước ngoài. Địa chỉ này bắt đầu hoạt động từ đầu năm 1980, ngày trước quán chỉ là một gánh nhỏ.

Những quán bún nổi đình nổi đám, đến muộn là hết ở Sài Gòn - 3

Cái tên của món ăn này cũng gây không ít tranh cãi, có người gọi là bún mộc nhưng người khác gọi là bún mọc.

Theo chủ quán, các công đoạn bắt đầu làm từ sớm để kịp mở cửa lúc 5h. Quá trình nấu để mang ra cho khách được thực hiện ngay phía trước nên khách có thể quan sát. Tô bún mọc đầy đủ tại quán có hai cỡ lớn và nhỏ, giá lần lượt là 60.000 và 55.000 đồng.

Thưởng thức bún cá Châu Đốc chuẩn vị giữa lòng Sài Gòn

Xuất xứ của món bún cá là từ Campuchia, được du nhập vào Việt Nam và được người dân mỗi tỉnh ở miền Tây chế biến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Thanh ([Tên nguồn])
Đặc sản 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN