Những quán ăn hơn nửa thế kỷ hút khách ở Sài Gòn
Bánh cuốn Hải Nam trên đường Cao Thắng hay tiệm chè trên đường Nguyễn Đình Chiểu là những quán ăn có thâm niên hơn nửa thập kỷ ở Sài Gòn.
Bánh cuốn Hải Nam có thâm niên hơn một thập kỷ
Quán bánh cuốn nằm trên đường Cao Thắng, Sài Gòn mở cửa hơn 50 qua dù nhỏ xíu nhưng luôn đông khách. Quán hấp dẫn thực khách bởi món bánh cuốn tráng nóng hổi, khi thực khách yêu cầu, chủ quán mới bắt đầu tráng bánh. Bí quyết để món bánh cuốn ngon là do khâu chọn bột.
Chủ quán cho biết đã pha bột gạo với bột năng theo tỷ lệ nhất định, nên khi tráng bánh có độ mịn, khi chín tỏa mùi thơm nức của gạo và không bị vón cục. Người chế biến cũng phải rất tỉ mỉ và khéo léo, căn thời gian cho bánh đủ hơi chín, khi lấy bánh không bị rách. Bánh sau khi lấy ra khỏi nồi hơi được cho thêm một lớp nhân thịt, mục nhĩ đã được chế biến trước.
Suất ăn có giá khoảng 40.000 – 70.000 đồng, tuỳ theo lượng chả và nem hay các món ăn mà khách gọi thêm. Ảnh: VNE
Khi đến tay thực khách, bánh vừa chín tới có lớp vỏ mềm dẻo và thơm ngon, thơm nức mùi thịt, mộc nhĩ và tôm khô. Bên cạnh đó, nước chấm nhà làm cũng chiều lòng cả những thực khách khó tính nhờ có độ đậm đà và hợp khẩu vị người miền Nam. Ngoài giá trụng, một suất bánh cuốn còn có xà lách thái chỉ cho đỡ ngán.
Tiệm chè 6 thập kỷ trên đường Nguyễn Đình Chiểu
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, quán chè Hiển Khánh vẫn nằm trong căn nhà cũ trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Sài Gòn. Tấm biển hiệu thu hút ánh nhìn của người qua đường với kiểu chữ cổ điển.
Theo VNE, bà Nguyễn Thị Nguyệt Minh, chủ quán, cho biết tiệm chè do thân sinh mở cách đây khoảng 60 năm. “Hồi đó, chè thạch là món được lòng nhiều người, chủ yếu là các em học sinh. Hiện món ăn này vẫn được chúng tôi duy trì công thức mà không thay đổi bất cứ nguyên liệu nào”, chủ quán nói.
Quán chè Hiển Khánh hút khách ở Sài Gòn. Ảnh: Foody
Theo bà Minh, Hiển Khánh là tên một ngôi làng ở Nam Định, quê hương của ông Quý Quyền và Trần Nghệ, hai chủ đầu tiên của quán. “Vì muốn ghi nhớ quê hương sau khi vào Nam sinh sống, cha tôi và người bạn đã lấy tên làng để đặt cho quán”, bà kể.
60 năm trước, quán có cơ sở đầu tiên ở khu Đa Kao, quận 1, Sài Gòn. Đến năm 1965, chủ quán mở thêm một chi nhánh khác ở địa chỉ hiện tại. Tuy nhiên, quán ở khu Đa Kao ngày nay đã không còn.
Việc buôn bán của quán hiện do con gái bà Minh – chị Quyên cùng vài nhân viên phụ trách. Địa chỉ này chỉ mở cửa đón khách vào khung giờ nhất định, 9h đến 12h30 và 14h30 đến 22h.
Bánh đậu xanh, đậu phộng, hay bánh bông lan, bánh ít, bánh su sê… lúc nào cũng được đặt sẵn trên bàn để “mời” khách. Những thức quà quê này được chủ đặt từ xưởng quen ở xa để đảm bảo hương vị đặc trưng. Mỗi chiếc bánh có giá vài nghìn đồng, tính tiền nếu khách ăn.
Chè thạch trắng có giá 18.000 đồng nằm ngay đầu thực đơn, như gợi ý “đặc sản” cho người lần đầu ghé quán nên thử. Sợi thạch mềm, dai và ngọt. Nước đường được nấu cùng hoa nhài nên có hương thơm dễ chịu. Trong quán còn đề những bài thơ do hai ông chủ sáng tác, nói về chè đậu xanh thạch trắng mê hoặc thực khách từ hàng thập kỷ trước.
Quán có gần 20 món cho thực khách lựa chọn, giá mỗi chén chè trung bình 20.000 đồng. Khách có thể mua mang về.
Ở Hiển Khánh, người ta không chỉ tìm thấy những chén chè giải nhiệt ngày hè oi nóng, mà còn thấy hình ảnh một Sài Gòn xưa ở căn nhà nhỏ thân thuộc trong ký ức của nhiều người. Đó là những bộ ghế thấp, bàn trải bạt nhựa in hoa văn và lồng kính. Đây là kiểu hàng quán miền Nam dùng xuyên suốt từ trước 1975 đến những năm 90.
Bà Minh cho biết, muốn thực khách có cơ hội ngồi thưởng thức món ăn trong không gian như ngày xưa nên bà không thay đổi bàn ghế hay trang trí lại không gian.
Bánh đúc Phan Đăng Lưu, phở Lệ với hương vị đặc trưng của miền Nam hay cháo lòng cô Út được truyền 3 thế hệ là những...