Những nguyên tắc cần nhớ khi ăn hải sản để tránh ngộ độc

Bên cạnh nguyên nhân cơ địa thì hải sản bị nhiễm độc, cách sơ chế, chế biến và tiêu thụ hải sản sai cách cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thủy hải sản cho người sử dụng.

Hải sản là món ăn bổ dưỡng và yêu thích của nhiều người tiêu dùng, tuy nhiên đây cũng là món ăn dễ gây ngộ độc bởi những sơ suất trong quá trình chọn lựa, chế biến và tiêu thụ người người dùng. Trung tâm chống độc BV Bạch Mai đã chỉ ra năm lưu ý cần nhớ khi ăn hải sản để tránh ngộ độc thực phẩm.

1. Chỉ ăn loại hải sản được biết chắc chắn không có chất độc

Người tiêu dùng cần thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ, ít khi được ăn. Nguyên nhân là do các loại hải sản này có thể từng gây ngộ độc khi ăn hoặc không ai biết có gây ngộ độc hay không.

Chỉ nên ăn các hải sản quen thuộc và chắc chắn không có độc. Ảnh: Hạ Quyên

Chỉ nên ăn các hải sản quen thuộc và chắc chắn không có độc. Ảnh: Hạ Quyên

2. Biết và tránh các loại hải sản được biết có thể chứa chất độc

Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thường có hoặc thỉnh thoảng mới có chất độc. Tuy nhiên, bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống chúng ta không thể phát hiện có chất độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tránh ăn.

Các loại hải sản có độc như: Cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển… Người tiêu dùng có thể tham khảo các nguồn thông tin khác và hỏi thêm người dân địa phương. Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường.

3. Chọn hải sản tươi sống

Hải sản nói chung là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, giàu đạm, khi chúng bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Đơn cử như ở cá ngừ, cá thu khi vi khuẩn xâm nhập sẽ biến thịt của cá thành chất độc gây ngộ độc cho người ăn. Do đó, người tiêu dùng chỉ nên ăn thức ăn được chế biến hợp vệ sinh từ những loại hải sản còn tươi sống, sau chế biến ăn ngay để tránh việc vi khuẩn có hại xâm nhập.

Bên cạnh đó, Trung tâm Chống độc Bạch Mai cũng lưu ý các loại hải sản đông lạnh có thể an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản lạnh liên tục từ khi còn sống tới khi mua và chưa qua hạn sử dụng.

 4. Chỉ nên ăn các hải sản được nấu chín

Chỉ nên ăn các loại hải sản đã được nấu chín. Ảnh: Hạ Quyên

Chỉ nên ăn các loại hải sản đã được nấu chín. Ảnh: Hạ Quyên

Các vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Có thể có một số phương pháp chế biến thực phẩm không bằng nhiệt nóng (như đun, nấu) nhưng vẫn có thể đủ tiêu diệt các vi trùng để cho phép ăn tươi. Tuy nhiên, với chế biến thủ công thì nhất thiết phải bằng đun nấu để tránh ngộ độc thực phẩm.

5. Không sử dụng hải sản ở các vùng ô nhiễm môi trường và nhiễm độc nước biển

Bên cạnh các vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất, có một hiện tượng tự nhiên chỉ xảy ra với biển có thể dẫn tới ngộ độc cho con người khi ăn hải sản gọi là “thủy triều đỏ”. Đây là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường như hồng, tía, xanh lục, nâu hay đỏ. Nguyên nhân do một số loại tảo biển phát triển ồ ạt với số lượng lớn bất thường. Một số loại tảo có chứa chất độc.

Các hải sản lúc bình thường có thể không có độc nhưng khi có thủy triều đỏ có thể mang tảo độc và gây ngộ độc. Do đó, khi đi du lịch hoặc mua hải sản, người tiêu dùng không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có "thủy triều đỏ", đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ như trai, sò, ngao...

Ăn hải sản cần biết những đại kỵ này kẻo ”cứu không kịp”

Hải sản rất nhiều dinh dưỡng nhưng cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khỏe, khiến không ít người ngộ độc,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Quyên ([Tên nguồn])
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN