Những người tuyệt đối không nên uống nước dứa ép vì... "đại kỵ"
Quả dứa có hương vị thơm ngon, giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên các bác sỹ cảnh báo, không phải ai uống nước dứa cũng tốt… Những trường hợp dưới đây tuyệt đối không nên uống nước dứa vì dễ "rước họa" vào người.
Lợi ích của nước ép dứa
Nước ép dứa chứa các hợp chất bổ sung có lợi
Ngoài giàu vitamin và khoáng chất, nước ép dứa là một nguồn chất chống oxy hóa tốt, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị hư hại và bệnh tật. Chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, beta carotene và các flavonoid khác nhau giúp trung hòa các hợp chất không ổn định được gọi là gốc tự do, có thể tích tụ trong cơ thể bạn do các yếu tố như ô nhiễm, căng thẳng hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh và gây tổn thương tế bào.
Nước ép dứa cũng chứa bromelain, một nhóm enzyme liên quan đến lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như giảm viêm, cải thiện tiêu hóa và khả năng miễn dịch mạnh hơn.
Nước ép dứa có thể ức chế viêm
Nước ép dứa có thể giúp giảm viêm, được cho là nguyên nhân gốc rễ của nhiều bệnh mãn tính. Điều này phần lớn là do hàm lượng bromelain có trong nó. Một số nghiên cứu cho thấy hợp chất này có thể hiệu quả như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) – nhưng với ít tác dụng phụ hơn.
Nước ép dứa giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Nước ép dứa có thể đóng góp cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn. Bromelain, hỗn hợp enzyme tự nhiên có trong nước ép dứa, có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch. Bromelain cũng có thể cải thiện sự phục hồi các bệnh nhiễm trùng, như viêm phổi, viêm xoang và viêm phế quản, đặc biệt là khi được sử dụng kết hợp với kháng sinh.
Tiêu thụ nước ép dứa bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Các enzyme trong nước ép dứa có chức năng như protease. Protease giúp phân hủy protein thành các tiểu đơn vị nhỏ hơn, chẳng hạn như axit amin và peptide nhỏ, sau đó có thể được hấp thụ dễ dàng hơn trong ruột của bạn.
Bromelain, một nhóm các enzyme trong nước ép dứa, đặc biệt có thể giúp cải thiện tiêu hóa ở những người mà tuyến tụy không thể tạo ra đủ các enzyme tiêu hóa – một tình trạng y tế được gọi là suy tụy. Chất bromelain trong nước ép dứa có thể hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ chống lại vi khuẩn gây hại, tiêu chảy và giảm viêm ở những người bị rối loạn viêm ruột.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Chất bromelain tự nhiên có trong nước ép dứa cũng có thể có lợi cho tim của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng bromelain có thể giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của cơn đau thắt ngực và các cơn thiếu máu não thoáng qua, đây là hai tình trạng sức khỏe do bệnh tim gây ra.
Những người tuyệt đối không được uống nước dứa
Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng
Một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dị ứng loại men có trong dứa; sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: đau quặn bụng từng cơn, lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại... nặng hơn có thể gây khó thở. Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa hay hen phế quản.
Người hen phế quản, viêm mũi họng
Quả dứa có chứa glucoside - có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn... Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết) cũng không nên ăn dứa.
Những người bị đau dạ dày
Nếu bạn đau dạ dày (đau bao tử), bạn nên kiêng uống các đồ uống có vị chua như nước dứa hay chanh, nước mơ. Chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành.
Những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu
Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa hay uống nước dứa.
Những người đang đói
Khi bụng đói không nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy - là mối nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.
Nguồn: [Link nguồn]
Mướp đắng là loại thực phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn mướp đắng bởi nó có những tác dụng phụ khá nguy hiểm.