Những người tuyệt đối không nên ăn sắn

Sự kiện: An toàn thực phẩm

PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, nhiều người ăn sắn bị say có thể tử vong.

Những người tuyệt đối không nên ăn sắn - 1

Sắn rất ngon nhưng một số người lại không nên ăn thực phẩm này

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, thành phần của sắn là tinh bột nhưng trong sắn lại có chất acid cyanhydric - một chất độc mạnh có trong sắn. Nếu ăn quá nhiều, không được xử lý kỹ. Nếu nạn nhân không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Cũng theo chuyên gia công nghệ thực phẩm, một số người sau không nên ăn sắn.

Bà bầu

Chất acid cyanhydric - một chất độc mạnh có trong sắn (giống như trong măng tươi) có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. Do đó bà bầu nên hạn chế ăn sắn luộc, sắn hấp như một bữa phụ trong ngày.

Trẻ nhỏ

Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ nhỏ. Do sắn có chứa độc tố nên tuyệt đối không được cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố.

Nếu như cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể sẽ tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây ra bệnh. Đặc biệt, là càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.

Người hay bị rối loạn tiêu hóa

Ăn sắn cũng có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy người có “bụng dạ” yếu cũng không nên ăn sắn.

Người hay bị ốm, sức đề kháng kém

Những người có sức đề kháng kém cũng rất dễ bị ngộ độc cyanhydri có trong sắn.

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, thường thì sau khi ăn sắn vài giờ, nếu bị ngộ độc cyanhydric, nạn nhân sẽ thấy mặt nóng bừng, chóng mặt, váng đầu, ù tai, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, buồn nôn, nôn, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, run, co giật, có khi sốt, thậm chí tử vong.

Do đó, khi có người bị ngộ độc sắn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách: gây nôn cho nạn nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển nạn nhân đến khoa chống độc hoặc khoa cấp cứu hồi sức.

Bên cạnh đó, khi mua và chế biến sắn, muốn không bị ngộ độc cần làm như sau:

- Mua sắn tươi vừa mới dỡ.

- Khi chế biến phải lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ và mở vung khi đun để chất độc bay hơi bớt.

- Sắn chưa chế biến thì phải vùi xuống đất.

- Nên ăn sắn luộc với đường, mật để trung hòa acid cyanhydric.

- Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, sẽ khó xử lý.

Những thực phẩm tuyệt đối không được nấu cùng tỏi

Không thể ăn tỏi một cách tùy tiện bởi có những thực phẩm rất kỵ với tỏi, nó có thể gây phản tác dụng đối với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
An toàn thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN