Những người tuyệt đối không nên ăn nhãn kẻo "rước thêm bệnh vào thân"

Nhãn là một trong những loại trái cây mùa hè được nhiều người yêu thích. Nhãn có vị ngọt, dễ ăn và dễ 'biến tấu' thành những loại đồ uống, thức ăn đa dạng, vừa ngon miệng lại đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số người nên tránh xa loại quả này nếu không muốn rước thêm bệnh vào thân.

Những người tuyệt đối không nên ăn nhãn kẻo "rước thêm bệnh vào thân" - 1

Tác dụng của nhãn đối với sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng cao

Theo Đông y Việt Nam, long nhãn được gọi là quế viên, vị ngọt, tính bình, có chức năng bổ ích tâm tỳ, ích khí, dưỡng huyết an thần. Còn có thể sinh tân dịch, nhuận ngũ tạng, là loại quả ngon, bổ dưỡng tốt...

Y học hiện đại cho biết nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng như protein, chất béo, đường thiên nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin A , C, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ, chất xơ…

Chống viêm, tăng cường khả năng miễn dịch

Thành phần dinh dưỡng của quả nhãn có đặc tính kháng viêm. Chính vì thế, nhãn có thể được sử dụng trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để điều trị các bệnh liên quan đến viêm. Hàm lượng vitamin C trong nhãn khá cao, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể hiệu quả.

Tăng khả năng ghi nhớ, nhận thức, bảo vệ thần kinh

Nhãn là loại trái cây có tác dụng tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ cho con người. Không những thế, quả nhãn có tác dụng làm giảm thiểu lo âu, điều trị chứng mất ngủ, làm cải thiện chức năng của hệ thần kinh

Bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa các bệnh mãn tính

Hàm lượng vitamin C trong quả nhãn giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, cần thiết cho mọi mô, tế bào trong cơ thể. Các khoáng chất khác trong nhãn như đồng, manga, sắt,… , cũng giúp loại bỏ các gốc tự do, ngăn chặn sự đột biến của các tế bào, làm giảm thiểu nguy cơ bị viêm khớp, ung thư và bệnh tự miễn

Những người tuyệt đối không nên ăn nhãn kẻo "rước thêm bệnh vào thân" - 2

Tác dụng phụ có thể gặp khi ăn nhãn

Ăn nhiều nhãn sẽ khiến cơ thể bị nóng

Nhãn là loại quả nhiệt đới có tính nóng, hàm lượng đường cao, ăn nhiều dễ khiến cơ thể bị nóng, nổi mụn, nhọt, táo bón,…Đây là một nhược điểm lớn nhất của quả nhãn. Theo đó, những người mắc chứng nóng trong, mụn nhọt thì hạn chế ăn loại quả này.

Ăn nhiều nhãn không tốt cho bệnh nhân mắc chứng tiểu đường

Dựa trên bảng công bố dinh dưỡng của nhãn, các nhà khoa học nói rằng, nhãn là loại quả có hàm lượng đường cao, không phù hợp cho các bệnh nhân tiểu đường loại 1 hoặc loại 2.

Ăn quá nhiều gây béo phì

Vì nhãn ngọt, có hàm lượng cao nên nếu ăn nhiều loại quả này sẽ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng khá lớn, dẫn đến tăng cân.

Những người tuyệt đối không nên ăn nhãn kẻo "rước thêm bệnh vào thân" - 3

Những người không nên ăn nhãn

Người tiểu đường, gan nhiễm mỡ

Lương y giải thích, vì nhãn là loại quả có hàm lượng đường cao nên nó vừa cung cấp nhiều năng lượng vừa cung cấp lượng đường lớn trong máu. Người bình thường thì không có vấn đề gì nhưng người mắc bệnh tiểu đường thì cần tránh ăn nhãn vì có thể khiến đường huyết tăng cao đột ngột.

Phụ nữ đang mang thai

Những chị em đang có bầu thường xuất hiện triệu chứng nóng trong, có các hiện tượng như táo bón, miệng đắng, họng rát… nên tránh ăn nhãn. Ăn nhãn trong thời gian này chẳng những không có tác dụng bồi bổ mà còn làm tăng nóng trong, động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sẩy thai. Đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu và sau 8 tháng càng phải kiêng ăn nhãn.

Người bị mụn nhọt

Cũng bởi nhãn ngọt, nhiều đường nên khi ăn sẽ làm tăng đường trong máu, ảnh hưởng đến da. Nếu thuộc nhóm người nóng trong, hay nổi mụn nhọt khi ăn nhãn thì bạn nên bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày).

Người bị tăng huyết áp

Nhãn là loại quả có tính nhiệt cao chính vì vậy người bệnh tăng huyết áp không nên ăn kẻo gây áp lực cho tim mạch, dẫn đến tăng huyết áp, không tốt cho sức khỏe.

Những người tuyệt đối không nên ăn nhãn kẻo "rước thêm bệnh vào thân" - 4

Bất ngờ công dụng của quả đậu bắp với sức khỏe, 4 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn

Trong đậu bắp còn có nhiều vi chất khác như oxalate, solanine, fructan... nếu không hiểu rõ tác dụng, sử dụng không đúng có thể gây hại cho sức khỏe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN