Những người tuyệt đối không được uống bột sắn dây vào mùa nóng
Bột sắn dây là thức uống cực mát trong ngày hè nhưng không phải ai cũng uống được.
Chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày không nên uống quá 1 cốc bột sắn dây
Trao đổi với phóng viên, bác sỹ cao cấp y học cổ truyền Tiến sỹ. BSCKII Trần Lập Công cho biết, bột sắn dây (tinh bột từ củ sắn dây) là loại đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.
Cũng theo Tiến sỹ. BSCKII Trần Lập Công , trẻ em không nên uống bột sắn dây sống. Do bột sắn dây sống có tính hàn trẻ nhỏ uống nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Dùng bột sắn dây cho trẻ nên nấu chín để giảm bớt tính hàn.
Đối với trẻ em, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
TS. BS Phan Bích Nga, GĐ Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng-Viện Dinh dưỡng cũng cho biết, những sai lầm thường gặp của phụ huynh trong ngày nóng là cho con ăn, uống bột sắn… thay vì ăn bột, cháo vì nghĩ trẻ giống mình. Trong khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi đang phát triển mạnh về chiều cao, cân nặng nên cần ăn uống đủ chất hơn thế.
Bởi bột, cháo nấu cho trẻ thông thường luôn đủ 4 nhóm chất (đạm, protein, lipit, vitamin) trong khi các loại khoai, sắn… lại có nhiều thành phần kém hấp thu vi chất còn các loại hạt (đỗ, sen…) cho vào cháo cũng gây lâu tiêu, ít năng lượng khiến trẻ chậm lớn.
Tuy nhiên, thay vì nấu cháo đặc như mọi khi, có thể cho trẻ ăn dạng súp, nước nhưng không nên loãng quá vì không đủ dinh dưỡng.
BS Bích Nga khuyên, dù nóng cũng nên sử dụng gạo, khoai tây để bổ sung năng lượng cho trẻ; các bữa ăn cần đa dạng thực phẩm và không thể thiếu sữa, không nên thay bột sắn hay các loại đậu vào bữa ăn chính cho trẻ.
Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể làm mệt mỏi hơn.
Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người tốt nhất, không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín.
Trước đây, người ta cứ nghĩ, cháo lòng là món cháo ngon và bổ dưỡng. Song hiện nay, cháo nội tạng của gia súc chứa rất...