Những người này uống nước cam chẳng khác nào rước họa vào thân
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã có cảnh báo một số người không được uống nước cam.
Người mắc bệnh dạ dày không nên uống nước cam
Cam là một trong những loại trái cây chứa nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài bổ dưỡng, nước cam còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Tuy nhiên, chia sẻ với phóng viên, PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã có cảnh báo một số người không được uống nước cam.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam. Bởi trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Người có bệnh tiêu hóa
Nếu uống nước cam quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Người đang dùng thuốc kháng sinh
Trong nước cam chứa axít nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hóa học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn.
Người đang đói
Nước cam chứa nhiều axit nên tuyệt đối không uống vào lúc đói, sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Cũng theo PGS. TS.Nguyễn Thị Lâm, nước cam còn có công dụng như tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón…
Vì thế, với những người không thuộc trường hợp chống chỉ định với nước cam nên chọn cam bằng cách nhận diện bên ngoài.
Chẳng hạn: Cam tươi là cam còn núm cuống, sờ vào núm cuống thấy chặt, bẻ bằng tay cũng không rụng được. Lá cam còn tươi hoặc héo nhưng vẫn dính ở cuống cam. Đây là cam mới được lấy ra khỏi vườn nên còn tươi ngon và đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, chọn quả cam vỏ còn tươi, sờ vào còn mới khi bóp nhẹ vào vỏ quả cảm thấy có dầu tiết ra ngoài. Đó là quả cam còn tươi mới và ngon. Cam tươi khi uống có mùi thơm dậy đặc trưng và nhiều nước, ngọt, vị đậm đà.
Dưa hấu rất giàu vitamin và khoáng chất, nhưng không phải ai cũng có thể ăn dưa hấu “thả phanh“.