Những người này nên hạn chế ăn nước mắm kẻo 'rước thêm bệnh vào thân'

Nước mắm là một gia vị không thể thiếu trong bữa cơm của nhiều gia đình người Việt, nó làm cho món ăn trở nên đậm đà và hợp khẩu vị hơn. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế ăn nước mắm vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật sống dưới nước khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn. Tuy nhiên, có một số người không nên ăn nước mắm nếu bị mắc các bệnh dưới đây.

Những người này nên hạn chế ăn nước mắm kẻo 'rước thêm bệnh vào thân' - 1

Những người nên hạn chế ăn nước mắm

Người bị tiểu đường

Tâm lý phổ biến của người bệnh tiểu đường là “cảnh giác” cao độ với đường và thức ăn ngọt nhưng lại không kiểm soát lượng muối và các gia vị có vị mặn. Đây là một sai lầm cần phải tránh trong chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh.

Tiểu đường thường đi kèm với tăng cholesterol, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh có thể đối mặt với những nguy cơ bệnh lý về tim mạch, huyết áp, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Do đó, người bệnh cần kiểm soát tốt mức năng lượng hấp thụ vào cơ thể: Mức năng lượng chỉ khoảng 1.500 kcal một ngày và phải ăn càng nhạt càng tốt.

Những người bị suy thận mạn tính

Người bị suy thận mạn tính bắt buộc phải có chế độ kiêng muối. Nghĩa là không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao…

Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế, muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.

Bệnh xương khớp

Ăn nước mắm quá mặn sẽ uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều sẽ thải ra nhiều canxi qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương.

Người mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim là bệnh có số người mắc phải rất cao trong xã hội hiện nay. Bệnh tim nếu không được phòng tránh và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề, có thể nguy hiểm tính mạng.

Với những người bị bệnh tim, hạn chế ăn mặn là điều rất cần thiết. Hạn chế ăn mặn có thể giúp những người suy tim, tăng huyết áp giữ tình trạng sức khỏe ổn định. Một bệnh nhân tim chỉ nên ăn 2 muỗng muối trong một ngày tính cả lượng gia vị nêm nếm.

Bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp

Những người bị bệnh cao huyết áp tuyệt đối không được ăn nước mắm khi huyết áp đang tăng cao, vì nó có thể khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và có thể gây ra những tai biến đáng tiếc.

Những người này nên hạn chế ăn nước mắm kẻo 'rước thêm bệnh vào thân' - 2

Lưu ý khi chọn và sử dụng nước mắm

Không sử dụng nước mắm bán trôi nổi

Nước mắm dù là sản phẩm được bày bán phổ biến nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Thậm chí, cơ quan chức năng từng phát hiện ra không ít lô nước mắm bị làm giả hoặc pha trộn hóa chất, có cơ sở còn pha soda công nghiệp để sản xuất nước mắm. Nếu sử dụng loại nước mắm bị pha soda công nghiệp, người dùng có thể bị nhiễm độc hoặc mắc các bệnh về tim, gan, thận...

Vì vậy, điều cần lưu ý đó là chỉ sử dụng loại nước mắm lên men tự nhiên và không có hóa chất bổ sung, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên chọn nước mắm có màu nâu cánh gián sậm đến nâu vàng, hương thơm nồng, có vị đạm cá nhiều, nước trong, không vẩn đục, ăn có vị ngọt ở cuống lưỡi.

Tránh dùng quá nhiều nước mắm

Trong nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, vì vậy các gia đình nên tránh lạm dụng nước mắm để kiểm soát lượng muối tiêu thụ. WHO khuyến cáo chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày. Chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Viện Dinh dưỡng quốc gia hướng dẫn 5gr muối tương đương 26gr nước mắm (tương đương hơn 5 thìa canh nước mắm).

Không nên đun nước mắm quá lâu

Khi nấu canh, xào, kho... cần phải sử dụng nước mắm để làm gia vị, các chuyên gia khuyên nên cho mắm vào khi gần tắt bếp rồi bắc ra luôn. Không nên đun nước mắm quá lâu vì mùi vị của mắm sẽ bị bay mất, đồng thời vitamin có trong nước mắm sẽ bốc hơi, làm lãng phí dinh dưỡng.

Mẹ tôi thường cất nước mắm thừa để qua đêm vì tiếc, nghĩ mắm mặn nên không hỏng nhanh, điều này đúng hay sai? (Anh, 22 tuổi, Hà Nội).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN