Những người không nên ăn thịt dê để tránh hối hận cả đời vì "miệng hại thân"

Thịt dê rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên một số người mắc các bệnh dưới đây được khuyến cáo là không nên ăn thịt dê.

Thịt dê có calo, chất béo bão hòa cũng như cholesterol ít hơn so với nhiều loại thịt khác. Không những thế, thịt dê lại có hàm lượng sắt cao hơn so với thịt bò, thịt heo, thịt cừu hay thịt gà. Thịt dê cũng chứa nhiều kali mà hàm lượng muối natri lại thấp hơn.

Theo Đông y, thịt dê giúp tăng cường khả năng 'phòng the' ở nam giới do có các hợp chất tương tự như hormone sinh dục nam. Trong các món ăn làm từ dê để tăng cường sinh lực, nhiều người rất ưa chuộng hai món ngọc dương (tinh hoàn dê) và thịt dê hầm thuốc bắc.

Những người không nên ăn thịt dê để tránh hối hận cả đời vì "miệng hại thân" - 1

Những người không nên ăn thịt dê

Người bị viêm gan: Thịt dê chứa nhiều protein, nếu ăn nhiều sẽ khiến cho gan phải làm việc nhiều hơn. Với những người bị viêm gan, sự tăng hoạt động của gan khiến cho gan không thể hoàn thành tốt chức năng trao đổi chất, phân giải, hấp thụ dinh dưỡng... Từ đó càng dễ khiến bệnh gan trở nên nặng hơn. Do đó, người bị viêm gan nên ăn ít hoặc không ăn thịt dê.

Những người có tình trạng huyết áp cao, sốt, nhiễm trùng không nên ăn nhiều thịt dê vì có thể làm cho tình trạng viêm trong cơ thể tăng lên.

Những người mắc chứng lở mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức hoặc sưng chân răng, người bị đau bụng đi ngoài... cũng nên tránh ăn thịt dê để bệnh không tăng nặng.

Những người không nên ăn thịt dê để tránh hối hận cả đời vì "miệng hại thân" - 2

Những đại kỵ khi ăn thịt dê

Dưa hấu

Do dưa hấu có tính hàn, còn thịt dê lại thuộc tính nhiệt. Nếu sau khi ăn thịt dê ăn dưa hấu tráng miệng dễ "sang nguyên khí", sau khi ăn vào không những giảm thấp tác dụng bổ dưỡng của thịt dê mà còn gây trở ngại cho tì vị, dạ dày.

Bí đỏ

Theo Đông y, thịt dê không nên ăn cùng với bí đỏ, điều này chủ yếu là do thịt dê và bí đỏ đều là thực phẩm nóng, nếu ăn cùng với nhau dễ bị nóng, nhiệt trong người. Cũng với lý do đó, khi hấp, nấu thịt dê cũng không nên cho nhiều thực phẩm điều vị và tính nóng như ớt cay, hạt tiêu, gừng, đinh hương, hồi hương.

Giấm

Khi ăn thịt dê, tốt nhất không nên ăn kèm với giấm, mặc dù có nhiều người vẫn duy trì việc cho giấm vào ăn kèm khi có món dê, đặc biệt là khi ăn món canh dê hầm hoặc cháo dê, luôn tiện tay rót giấm vào để có cảm giác mùi vị thơm ngon hơn.

Theo Đông y, thịt dê có tính nóng nhiệt rất cao, trong khi giấm lại chỉ phù hợp với những món ăn có tính lạnh. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý rằng không nên ăn giấm với thịt dê, và những món ăn có vỏ giáp xác như cua, tôm…

Đậu đỏ

Thịt dê được xem là thực phẩm xung khắc với đậu đỏ, bởi khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau trong cùng một món ăn có thể gây ngộ độc.

Theo quan niệm Đông y, đậu đỏ có tính ngọt, mặn, lạnh, có thể làm giảm phù nề, ích khí, giải độc, giải nhiệt độc, trong khi thịt dê có tác dụng làm ấm dạ dày, vị ngọt, có khả năng làm cho lá lách và dạ dày khỏe mạnh như một loại thuốc bổ.

Ngoài ra, thịt dê còn có thể giúp bồi bổ cơ thể yếu nhược, ra mồ hôi nhiều, ngăn chặn tình trạng đi tiểu nhiều, thúc đẩy cảm giác ham muốn, có tác dụng tốt cho việc bổ dương, kích thích ham muốn tình dục.

Cả thịt dê và đậu đỏ đều có những tác dụng sức khỏe rất mạnh, và 2 thực phẩm này tốt nhất không nên kết hợp với nhau.

Phô mai

Theo nghiên cứu, thịt dê không nên kết hợp với cá hoặc phô mai, vì đây là món ăn có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Chúng ta đều biết rằng, phô mai có giá trị dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa, mặc dù các thành phần khác nhau có thể thay đổi khác nhau theo chủng loại. Nói chung, các thành phần chính của phô mai bao gồm protein, chất béo, lactose, giàu vitamin và một lượng nhỏ muối vô cơ.

Phô mai có đặc tính lạnh, ngọt và chua, trong khi thịt dê lại là thực phẩm rất nóng. Ngoài ra, phô mai còn giàu enzyme. Sau khi đáp ứng các chất dinh dưỡng trong thịt dê, nó có thể gây ra phản ứng bất lợi ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng và sức khỏe của người thưởng thức.

Trà

Nước trà là “ khắc tinh” của thịt dê, đó là do hàm lượng protein trong thịt dê rất phong phú, còn trong trà lại hàm chứa khá nhiều chất acid tannic, khi ăn thịt dê uống trà sẽ sinh ra chất protein acid tannic, làm cho nhu động của đường ruột yếu hơn, đi ngoài lượng nước giảm đi, từ đó gây ra táo bón.

Hạt dẻ

Khi bạn đã ăn thịt dê thì không nên tiếp tục ăn hạt dẻ, hoặc 2 thực phẩm này không nên hầm chung với nhau thành một món ăn. Đây là 2 thực phẩm giàu dinh dưỡng và khó tiêu hóa, nếu ăn cùng nhau hoặc ăn với số lượng nhiều đều có thể dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.

Không ăn quá nhiều thịt dê

Thịt dê có tính nóng, ngọt, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt, nếu cơ thể có sẵn một số vùng nhiễm bệnh thì ăn thịt dê sẽ khiến cho bệnh phát triển trầm trọng thêm.

Đến Ninh Bình nghe ”thổ địa” chỉ cách chế biến ”7749” món ngon từ thịt dê và cách khử hôi thịt dê

Thịt dê vốn là đặc sản trứ danh của vùng đất Ninh Bình mà bất cứ khách du lịch nào cũng không thể bỏ qua khi đến đây. Không chỉ nổi tiếng nhờ cách chế biến thơm ngon,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN