Những người không nên ăn nhiều bánh trung thu

Việc ăn bánh Trung thu nhiều sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng, nó sẽ tích tụ thành chất béo và gây tăng cân.

PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra những người không nên ăn quá nhiều bánh trung thu.

Người thừa cân béo phì

Dinh dưỡng của một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm 170g chứa 648 Kcal, năng lượng cao gấp 2 - 2,5 lần bát phở bò.

Còn trong bánh nướng 170g thập cẩm cung cấp khoảng 700 Kcal, 1 bánh nướng đậu xanh trứng muối 176g cung cấp 648 Kcal.

Ngoài ra, chất béo có trong bánh Trung thu bằng 1 - 2 lần lượng béo trong một bát phở bò hoặc phở gà nên rất dễ gây tăng cân, béo phì.

Những người không nên ăn nhiều bánh trung thu - 1

Dinh dưỡng của một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm 170g chứa 648 Kcal, năng lượng cao gấp 2 - 2,5 lần bát phở bò.

Người tiểu đường

Trung bình lượng bột đường của 1 chiếc bánh dẻo hoặc 1 chiếc bánh nướng bằng 2 - 3 bát cơm, lượng đường này chủ yếu ở dạng hấp thu nhanh nên dễ gây tình trạng tăng đường huyết. Do đó, những người bị mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bánh Trung thu, hoặc chỉ nên sử dụng những dòng bánh dành riêng cho người bị tiểu đường.

Người bị gan nhiễm mỡ

Bánh trung thu rất ngọt, nên người gan nhiễm mỡ không nên ăn nhiều vì đường dễ tích tụ làm bệnh gan nhiễm mỡ trầm trọng hơn.

Người đầy hơi, trướng bụng

Bánh trung thu chứa nhiều chất béo, chất đạm động vật nên rất khó tiêu, không phù hợp với người đầy hơi, trướng bụng.

Trẻ biếng ăn

Ở trẻ biếng ăn, khi ăn 1 miếng bánh vào lúc đói, đường huyết tăng lên sẽ làm trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính, và càng làm trẻ chán ăn, gây nên suy dinh dưỡng.

Phụ nữ mang bầu

Phụ nữ mang bầu nếu ăn quá nhiều bánh trung thu hàm lượng đường quá nhiều trong bánh gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch, tiểu đường… và có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, các mẹ cần ăn bánh hết sức chừng mực.

Người dễ bị ngộ độc thực phẩm

Phần lớn chất đạm trong bánh nướng khá cao, thường là đạm động vật, nếu bảo quản không tốt chúng dễ bị ôi, mốc gây ra ngộ độc. Vì thế những người  hay bị ngộ độc thực phẩm không nên ăn quá nhiều bánh Trung thu.

Hơn nữa, việc ăn bánh Trung thu có tồn dư hóa chất công nghiệp, nhân bánh không đảm bảo còn có thể gây ngộ độc cấp tính như đau bụng, buồn nôn. Nguy hiểm hơn, nó còn tích tụ dần vào cơ thể gây nên những ảnh hưởng cho sức khỏe sau này. Vì vậy, nếu muốn bánh Trung thu đảm bảo an toàn thì chúng ta chỉ được sử dụng những chất tạo màu tạo mùi được cấp phép.

Người bị dị ứng nổi mụn

Vì là loại bánh có độ ngọt cao nên những người bị viêm da dị ứng, mụn trứng cá và các bệnh về da khác ăn quá nhiều bánh trung thu có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn.

Lưu ý khi ăn bánh trung thu

Đối với người lớn, khi ăn bánh Trung thu thì nên có kế hoạch giảm khẩu phần ăn hàng ngày xuống để cân bằng năng lượng. Nếu ăn 1/2 bánh dẻo hoặc bánh nướng thì trong ngày phải bớt 1 bát cơm. Đối với trẻ em, chỉ nên ăn 1/8 chiếc bánh/ngày sau mỗi bữa ăn là đủ. Không nên ăn bánh Trung thu sau 7h tối, vì đây là khoảng thời gian cơ thể ít vận động nhất trong ngày.

Ngoài ra, có thể dùng bánh Trung thu cùng một số thực phẩm khác để hạn chế cơ thể hấp thụ chất béo như ăn bánh cùng trà, vì trong trà chứa nhiều chất giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm tích tụ mỡ trong cơ thể. Các chất chống oxy hóa trong trà sẽ giúp loại bỏ chất béo, kích thích hệ thần kinh, tăng cường quá trình đốt chất béo.

Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm truyền thống

Vậy là đã sắp đến dịp Tết trung thu, chắc hẳn các bạn cũng đang tất bật chuyển bị món bánh đặc trưng của dịp lễ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN