Những món canh 'đại bổ' và 'đại hoạ' cho người dùng
Sự đa dạng dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn chính là yếu tố giúp món canh có vị trí quan trọng trên mâm cơm của các gia đình. Nhưng nếu không biết ăn, có thể sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Ảnh: Internet
Đối với những nhóm người đặc biệt sau đây, nếu bạn không chú ý đến việc ăn canh sao cho hợp lý, thì đây lại là món ăn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe không đáng có.
Một món canh sở dĩ được xem là tốt cho sức khỏe vì thành phần dinh dưỡng rất đa dạng, kết hợp được nhiều nhóm thực phẩm, canh thường có sự kết hợp giữa rau xanh, các món thịt cá, gia vị, rau thơm… nên có thể xem là món ăn phong phú nhất trên mâm cơm. Nhưng từ sự đa dạng đó lại là sự dư thừa tiềm ẩn đối với những người có các bệnh cần phải kiểm soát dinh dưỡng.
Người bị gút không nên ăn nhiều canh thịt, cá
Những người đang bị bệnh gút , bản thân cơ thể đang có sự rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể, vì vậy hãy giảm lượng chất này trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Purine là một chất hòa tan trong nước, chủ yếu có nhiều trong hải sản và thịt khi được hầm chín, nó sẽ hòa tan trực tiếp trong các món canh và hầm hoặc nấu lâu như lẩu. Đối với bệnh nhân gút, cố gắng hạn chế hoặc không ăn canh có nhiều hải sản, nước dùng các loại hoặc canh cá.
Ngoài ra, lượng chất béo trong cơ thể của nhóm người này tương đối cao. Nếu bạn uống nhiều nước canh hầm hoặc các món chứa dầu mỡ nhiều, sẽ vô tình tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ, từ đó có thể sẽ gây ra các biến chứng.
Khi nấu nước dùng hoặc các món canh, chất béo bên trong sẽ được hòa tan trực tiếp vào nước, làm tăng chất béo bão hòa. Đối với người có hàm lượng mỡ máu cao và người béo phì , bạn nên uống ít nước canh hầm. Ảnh minh hoạ: Internet
Người béo và mỡ máu cao nên vớt bớt dầu mỡ nổi trong canh trước khi ăn
Khi nấu nước dùng hoặc các món canh, chất béo bên trong sẽ được hòa tan trực tiếp vào nước, làm tăng chất béo bão hòa. Đối với người có hàm lượng mỡ máu cao và người béo phì , bạn nên uống ít nước canh hầm. Nếu thích, bạn có thể vớt bỏ bớp lớp dầu mỡ nổi ở trên bát canh, ăn uống các món chan nước thì nên loại bỏ nước béo (ví dụ như nước dùng phở bún…).
Nhóm người này nên chọn các món canh suông, chủ yếu là rau và nước, hạn chế thành phần thịt, cá hoặc dầu mỡ. Trong chế độ ăn uống nên chọn cách uống nhiều nước canh rau vì nó chứa nhiều chất xơ và vitamin, và lượng calo tương đối thấp.
Người bị tiểu đường thận trọng khi ăn canh có vị ngọt
Những người mắc Bệnh tiểu đường không chỉ nên chú ý đến việc kiểm soát hàm lượng dầu mỡ và muối trong khi ăn canh mà còn không được ăn các món canh quá ngọt.
Khi bạn ăn canh, bạn sẽ vô tình bổ sung thêm cả phần cái trong canh, làm vượt quá hàm lượng tinh bột cần thiết, từ đó sẽ làm tăng nồng độ cho phép, sẽ tạo ra chỉ số đường cao hơn bình thường.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, hãy cố gắng uống ít nước canh, đặc biệt là canh có vị ngọt. Nếu có khoai lang hoặc khoai tây trong món canh hầm, hãy cố gắng ít hơn. Đồng thời, nên hạn chế ăn các món chính (cơm, thịt).
Những người bị huyết áp cao khi nấu canh nên cho ít muối hơn, đồng thời cho rất ít dầu mỡ khi nấu canh cá, vì dầu ăn không chỉ làm tăng hàm lượng chất béo mà còn chứa axit béo omega 6, trực tiếp gây ra bệnh tim mạch. Ảnh minh hoạ: Internet
Người bị huyết áp cao nên kiểm soát muối và dầu
Những người bị huyết áp cao khi nấu canh nên cho ít muối hơn, đồng thời cho rất ít dầu mỡ khi nấu canh cá, vì dầu ăn không chỉ làm tăng hàm lượng chất béo mà còn chứa axit béo omega 6, trực tiếp gây ra bệnh tim mạch.
Chuyên gia khuyến cáo rằng bệnh nhân tăng huyết áp nên chọn món nước ép rau quả không đường hoặc trà xanh, và bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ cũng nên chọn cách ăn uống đơn giản này.
Người có nhiều axit dạ dày không nên ăn canh khi bụng đói
Đối với những người có nhiều axit dạ dày, khi đang đói bụng thì không nên uống nước canh cá và nước dùng món canh hầm thịt, nếu không nó sẽ thúc đẩy sự tiết axit dạ dày. Bạn có thể ăn một ít rau trước bữa ăn sau đó mới đến việc chọn ăn các loại thịt cá, và cũng không nên ăn quá nhiều thịt cá.
Bệnh nhân bị viêm túi mật không nên uống những loại nước canh hầm quá đậm đặc. Nhóm người này nên kiểm soát lượng cholesterol và chất béo, không dùng nước canh hầm thịt các loại và món nước canh hầm từ thịt gà, và việc quan trọng là nên kiểm soát lượng protein động vật trong mỗi bữa ăn.
Những món canh 'đại bổ'
Canh sườn non, củ cải trắng
Mẹ bầu, con nít ăn canh củ cải trắng sẽ trị được bệnh viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái tháo đường, kiết lỵ.
Có thể nấu củ cải trắng kết hợp với sườn non, vừa ngon vừa bổ.
Nghêu kết hợp với bầu trong cùng một tô canh vừa mát, bổ, chữa ho, cảm cúm vừa kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn. Ảnh minh hoạ: Internet
Canh bầu nấu nghêu
Nghêu kết hợp với bầu trong cùng một tô canh vừa mát, bổ, chữa ho, cảm cúm vừa kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
Canh mướp nấu hẹ
Ăn canh mướp rất bổ nhưng nhiều người còn chưa biết một điều rằng món canh mướp nấu hẹ còn có công dụng trị ho, trị cảm cúm, hạ sốt cực kỳ hiệu quả.
Canh bí đao nấu gà
Bí đao có tính mát, có thể chữa nhiều bệnh như: hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, nổi nhọt,… Bí đao đặc biệt rất có công hiệu trong phòng và điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp, ho, khạc đờm, đái tháo đường, phù tay chân khi mang thai, bệnh gan… Còn thịt gà thì bổ, ít chất béo no, vị ngọt, tính ấm, giúp bổ trung an thai, liền xương, ngừa tích nước trong người.
Nấm là món dễ nấu và còn giúp nước dùng trở nên rất ngọt. Bạn có thể mua bất cứ loại nấm nào mình thích về nấu canh chung với vài lát gừng. Ăn vào không chỉ bổ dưỡng mà còn ấm người, đỡ cảm, đỡ ho. Ảnh minh hoạ: Internet
Canh nấm nấu gừng
Nấm là món dễ nấu và còn giúp nước dùng trở nên rất ngọt. Bạn có thể mua bất cứ loại nấm nào mình thích về nấu canh chung với vài lát gừng. Ăn vào không chỉ bổ dưỡng mà còn ấm người, đỡ cảm, đỡ ho.
Đây là một trong những món ăn ngon bổ nhất trong mùa đông này.