Những mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất theo tư vấn của chuyên gia ẩm thực
Mâm cúng rằm tháng 7 không đòi hỏi "mâm cao, cỗ đầy", nhưng vẫn cần những lễ vật cơ bản. Điều này thể hiện sự tận tâm của gia chủ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất theo tư vấn của chuyên gia ẩm thực.
Vào tháng 7 âm lịch hàng năm, mỗi gia đình thường chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 để dâng lên bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, ông bà, tổ tiên đã khuất. Chính vì vậy, mâm cúng rằm tháng 7 thường được các gia đình chuẩn bị đơn giản nhưng vẫn phải đầy đủ và kỹ càng. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất theo tư vấn của chuyên gia ẩm thực.
Ý nghĩa cúng rằm tháng 7
Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông.
Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. (Ảnh: Thùy Đặng)
Đặc biệt, tháng 7 còn có ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Ngày này đã đi vào văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam như một ngày lễ cổ truyền. Bởi vậy, theo phong tục, ngày Rằm tháng 7, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng. Trước hết là mời gia tiên về với con cháu, sau cũng là dịp để gia đình sum vầy.
Hàng năm, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 từ mùng 2 cho tới 14, 15 âm lịch. Do vậy, ngoài việc chọn ngày giờ tốt cúng rằm tháng 7, mọi gia đình cũng rất chú trọng đến mâm lễ để cúng trong ngày này.
Mâm cúng rằm tháng 7 đơn giản, đầy đủ cần những gì?
Theo nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết (Hà Nội), các gia đình cũng đừng quá câu nệ phải tuân thủ theo mâm cỗ truyền thống mà có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp khẩu vị với gia đình mình. Đặc biệt các bà nội trợ cần tính toán làm mâm cơm mà chi phí phù hợp, tránh lãng phí.
Nghệ nhân âm thực Ánh Tuyết (Ảnh:St).
Cũng theo nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết cho biết, ngày rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu lan báo hiếu và Xá tội vong nhân. Chính vì vậy, khi chuẩn bị mâm cúng, mỗi gia đình cần chuẩn bị 3 mâm: Lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên, lễ cúng cô hồn.
1. Mâm cúng rằm tháng 7 để cúng Phật
Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những gia đình đi theo đạo Phật. Mâm cúng rằm tháng 7 không cần mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.
Theo quan niệm của Phật giáo rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan. Đây là dịp để báo hiếu, để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ. Vì thế, những gia đình theo đạo Phật sẽ không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật.
Ngày nay có nhiều cách thiết kết giỏ lễ cúng rằm tháng 7 thay cho mâm cúng rằm tháng 7. Tuy khác nhau về hình thức nhưng vẫn mang ý nghĩa truyền thống. (Ảnh: Thanh Nga)
Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích tôn giả Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân. Theo đó, ngài khuyến khích các gia đình thực hành nghi lễ này hàng năm.
Mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả được chuẩn bị đơn giản để cúng Phật. Bên cạnh đó, các gia đình nên cúng vào ban ngày. Các món ăn chay trong mâm lễ cúng Phật thường có: giò, chả chay, nem chay, canh nấm,..
2. Mâm cúng thần linh và gia tiên rằm tháng 7
Mâm cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7 thường là mâm cỗ mặn. Một số món thường được sử dụng là: gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh... Ngoài ra, có thể chuẩn bị các món ăn mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích ăn.
Đối với mâm cúng rằm tháng 7 để cúng gia tiên thường sắp xếp "trên chay dưới mặn". Điều này tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình. Tuy nhiên, các món ăn cần đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.
Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm... (Ảnh: Thu Hương Vũ)
Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm... Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã,.. Bên cạnh đó, có cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,...
Khi bày mâm cúng, nếu người cúng là trưởng tộc thường cúng xôi gà và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có gà thì một miếng thịt hoặc một khoanh giò.
Lưu ý: Nên cúng Phật và cúng gia tiên vào buổi sáng.
3. Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7
Mâm cúng cô hồn tháng 7 hay còn có tên gọi khác là cúng chúng sinh. Mâm cúng thường có: gạo muối, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ba ly cốc nhỏ, ba cây nhang, hai ngọn nến nhỏ.
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, thịt lợn. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.
Trong đó, món cháo loãng là món không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn. Dân gian ta quan niệm rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Mâm cúng cô hồn tháng 7 hay còn có tên gọi khác là cúng chúng sinh. Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, thịt lợn. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si. (Ảnh: Thanh Nga)
Bên cạnh đó, lễ cúng chúng sinh thường sẽ được thực hiện vào khoảng thời gian chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch. Bởi lẽ, theo quan niệm dân gian, đây là thời gian mà những vong linh trên đường trở về địa ngục nên đây cũng là thời điểm cúng cô hồn chuẩn nhất. Lưu ý, mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7 âm lịch.
Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn khấn hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường. Ngoài ra, nếu có vàng mã thì gia chủ sẽ đem vàng mã đi đốt.
Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Tuy nhiên, việc cúng vàng mã cũng nên hạn chế. Nhiều năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí.
Đồng thời, Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Phật giáo Việt Nam có tính nhập thế khi được du nhập vào Việt Nam, vì thế các chùa thường tổ chức lễ cúng chúng sinh.
Gợi ý những mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất của các đầu bếp gia
Mâm cúng rằm tháng 7 để cúng Phật
Mâm lễ cúng rằm tháng 7 dùng cúng Phật thường là mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả. (Ảnh: Gia Hân)
Mâm cúng rằm tháng 7 để dâng Phật là mâm cỗ chay với một số món chay ngon như: nem chay, giò chay, nấm xào chay, xôi ngô dừa,... (Ảnh: Thùy Đặng)
Hoa thơm dâng Phật trong lễ cúng rằm tháng 7 (Ảnh: Gia Hân)
Ngoài ra, bạn có thể đặt những giỏ lễ cúng rằm tháng 7 được trang trí theo hình tháp oản cũng là một gợi ý hay cho những người bận rộn (Ảnh: Thanh Nga)
Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7
Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 bao gồm các món: xôi, nem, thịt gà, miến, tôm,... (Ảnh: Thuy Linh Do)
Đối với mâm cúng rằm tháng 7 để cúng gia tiên thường sắp xếp "trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình, các món ăn cần đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên. (Ảnh: Thùy Đặng)
Đối với mâm cúng rằm tháng 7 để cúng gia tiên thường sắp xếp "trên chay dưới mặn". (Ảnh: Ngọc Linh)
Mâm cúng rằm tháng 7 để cúng cô hồn (mâm cúng chúng sinh)
Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì theo quan niệm có thể khơi dậy tham, sân, si. (Ảnh: Thanh Nga)
Mâm cúng rằm tháng 7 cô hồn, hay còn gọi là cúng chúng sinh thường có gạo muối, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ba ly cốc nhỏ, ba cây nhang, hai ngọn nến nhỏ. (Ảnh minh họa)
Trên đây là tất cả những điều cần biết về mâm lễ cúng rằm tháng 7. Hy vọng qua những tư vấn của chuyên gia ẩm thực về mâm cúng rằm tháng 7, bạn đọc sẽ có những thông tin hữu ích. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nội dung liên quan trên Gia đình và Xã hội.
* Thông tin quan niệm dân gian và phong thủy trong bài chỉ mang tính tham khảo.
Rằm tháng 7 năm nay vào thứ Tư, ngày 30/8/2023 Dương lịch.
Nguồn: [Link nguồn]