Cua, ghẹ vừa ngon vừa bổ, nhưng khi ăn nhất định phải biết những điều này
Cua, ghẹ tuy là món hải sản được nhiều người yêu thích, thế nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể thưởng thức món ăn này.
Lợi ích của việc ăn cua, ghẹ
Thịt cua, ghẹ có tính hàn, vị mặn, có tác dụng giãn cơ, ích khí, điều hòa dạ dày, thông kinh lạc, thanh nhiệt, giúp hồi phục nhanh chóng chấn thương do va đập hay gãy xương. Về mặt dinh dưỡng, cua là loại thực phẩm nhiều đạm, ít chất béo, chứa nhiều axit béo không no, đặc biệt rất giàu EPA và DHA.
Cứ 100g thịt cua có chứa 11,6g protein và 1,2g chất béo. Cua chứa nhiều axit glutamic, proline và arginine giúp thúc đẩy quá trình sửa chữa và tổng hợp các tế bào mô của con người và cải thiện chức năng miễn dịch. Nó có lợi cho những người cần bổ sung dinh dưỡng sau phẫu thuật, ốm đau hay suy kiệt sức khỏe.
Ngoài ra, cua, ghẹ chứa hàm lượng canxi, sắt, selen, kẽm, kali, vitamin A rất cao giúp ích cho quá trình sừng hóa dam tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Cua chứa nhiều canxi cũng đóng vai trò giúp xương chắc khỏe ở trẻ còi xương hay người già bị loãng xương. Bổ sung selen có lợi từ cua khiến khả năng miễn dịch của cơ thể tăng lên đáng kể.
Cách chế biến giúp tăng gấp đôi dinh dưỡng từ cua, ghẹ
Cua, ghẹ hấp là món ăn ngon, dễ làm và không phá hỏng các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Bước 1: Ngâm cua, ghẹ vào nước để cua nhả bớt chất bẩn ra ngoài.
Bước 2: Sau khi ngâm, dùng bàn chải cũ đánh sạch các bộ phận như mai, càng… để đảm bảo vệ sinh khi ăn.
Bước 3: Cho cua, ghẹ vào nồi hấp cách thủy. Đặt bụng của chúng tiếp xúc trực tiếp với hơi nước để vừa được khử trùng, vừa chín nhanh. Ngoài ra, hấp theo cách này còn khiến càng không bị rụng, cua, ghẹ có màu sắc hồng hào tươi tắn, trông rất ngon mắt khi ăn.
Lưu ý trong khi hấp nên thêm gừng, giấm và rượu nấu ăn vào nồi nước để khử mùi trùng và khử bớt mùi tanh. Gừng có tác dụng làm ấm bụng, thúc đẩy tuần hoàn máu và thể bảo vệ ruột, dạ dày.
Những điều cần lưu ý khi ăn cua, ghẹ
Nên sử dụng cua, ghẹ tươi để nấu ăn, không sử dụng cua, ghẹ đã chết hoặc ăn sống. Nếu không thể ăn hết, số cua, ghẹ còn lại phải được bảo quản nơi sạch sẽ, mát mẻ, thoáng khí và ăn càng sớm càng tốt.
Không nên ăn quá nhiều một lúc vì đây là thực phẩm có tính hàn, đặc biệt là những người tỳ vị hư yếu thì càng phải chú ý, mỗi lần chỉ nên ăn 1-2 con.
Cua, ghẹ nấu chín không ăn ngay mà bảo quản lâu rất dễ sinh vi khuẩn. Vậy nên cua vừa hấp chín ăn là tốt nhất.
Cua, ghẹ tuy ngon nhưng không thích hợp với những người sau:
- Những người bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng hải sản.
- Bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật…
- Bệnh nhân mắc các bệnh về gan và thận, đặc biệt là người bị viêm gan, rối loạn chức năng gan và thận.
- Bệnh nhân gút
- Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch như: tăng mỡ máu, tăng huyết áp và các bệnh về mạch máu não.
Ghẹ là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng, nhưng chế biến sao cho đúng thì không hề dễ dàng.
Nguồn: [Link nguồn]