Những lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 8

Sự kiện: Tết Trung thu
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tết Trung thu không chỉ được biết đến như một ngày để vui chơi của trẻ em Việt Nam, mà mâm cỗ cúng rằm tháng 8 cũng quan trọng không kém. Đó cũng là cách để bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân.

Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Đoàn viên, Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, Tết Trông trăng… Theo quan niệm dân gian, ngày Rằm tháng 8 là dịp để con cháu sum vầy làm cơm dâng lên tổ tiên, ông bà để thể hiện lòng thành kính. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình gần gũi với nhau hơn, thể hiện sự yêu thương, đoàn kết, san sẻ những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Mâm cúng Rằm tháng 8

Mâm cỗ cúng gia tiên

Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ, long trọng như mâm cỗ ngày Tết cổ truyền nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách tươm tất, đầy đủ và thành tâm để dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính. Các món ăn mặn hoặc chay tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách trang trí, bày biện mâm cỗ trông trăng khác nhau.

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách trang trí, bày biện mâm cỗ trông trăng khác nhau.

Mâm cỗ Trung Thu truyền thống thường có hồng ngâm, hồng đỏ, dưa hấu, táo, bưởi… được tạo hình thành khéo léo thành các con vật ngộ nghĩnh như cá, chó, nhím.

Đặc biệt, mâm ngũ quả gồm một nải chuối chín vàng, hồng đỏ với ý nghĩa cầu mong cuộc sống no đủ; quả na tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở; quả bưởi tượng trưng cho những điều tốt lành; quả lựu trượng trưng cho may mắn. Mâm ngũ quả nên có xanh có chín vì người xưa quan niệm quả xanh mang tính âm, trái chín mang tính dương. 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành.

Tuy nhiên, mỗi mâm cúng Rằm tháng 8 sẽ không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo, các loại hoa quả, hương hoa và đèn nến đặt ngay ngắn, trang trọng trên bàn thờ.

Một mâm lễ cúng Rằm tháng 8.

Một mâm lễ cúng Rằm tháng 8.

Ngoài ra, các gia đình có thể chuẩn bị thêm 1 mâm cơm cúng lễ gồm gà luộc, xôi, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả... Hoặc có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.

Mâm cỗ trông trăng

Trong một mâm cỗ trông trăng sẽ có xen kẽ những trái xanh và trái chín để thể hiện sự âm dương hài hòa, cân bằng giữa trời và đất theo quan niệm dân gian. Một số loại trái cây cần có để trang trí mâm cỗ Trung thu gồm: Nải chuối chín, quả bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành), quả hồng (mang ý nghĩa của sự no đủ), quả na (mang ý nghĩa sinh sôi), quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn).

Mâm cỗ trông trăng.

Mâm cỗ trông trăng.

Bên cạnh đó trong mâm cỗ trông trăng còn có sự xuất hiện của các loại bánh kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu, bánh dẻo và các loại đồ chơi Trung thu truyền thống như: Đèn lồng ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ...

Nguồn: [Link nguồn]

Mâm cỗ Trung thu truyền thống tượng trưng cho sự no ấm, đầy đủ, mưa thuận gió hòa. Dưới đây là cách bày mâm ngũ quả Trung thu 2024 ba miền Bắc, Trung, Nam đẹp mà đơn giản.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Huế ([Tên nguồn])
Tết Trung thu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN